Kể từ khi thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt chú trọng xây dựng pháp luật ƣu đãi ngƣời có công và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Trải qua gần 65 năm, đến nay hệ thống pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã thay đổi rất nhiều, không ngừng đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nƣớc, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Trong kháng chiến chống Pháp đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã trở thành một hệ thống tƣơng đối chặt chẽ, đầy đủ, các chế độ ƣu đãi đƣợc thực hiện cho một lực lƣợng đông đảo đối tƣợng nhƣ thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, bệnh binh và các đối tƣợng có công khác [15,tr.54]. Những quy định này quan tâm đến cả vật chất và tinh thần của các đối tƣợng có công, thực hiện thành công pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã góp phần tích cực trong việc huy động sức ngƣời, sức của cho sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến, góp phần tạo ra không những cho ngƣời thuộc đối tƣợng này mà còn là những đối tƣợng khác niềm tin vào một xã hội tốt đẹp, công bằng – nền tảng của sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và sự chăm sóc, giúp đỡ của toàn dân là hết sức quan trọng. Xuyên suốt trong mọi thời kỳ lịch sử của cách mạng, Đảng, Nhà nƣớc ta luôn coi công tác thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công là “ vấn đề chính trị, tƣ tƣởng, tình cảm và xã hội” nên đã đề ra chính sách và tổ chức thực hiện phù hợp, tạo động lực bảo đảm cho sự thành công của công tác thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công. Điều đó đã tạo tiền đề, động viên, khuyến khích ngƣời có công nỗ lực vƣơn lên tự ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Đƣờng lối
đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang tạo môi trƣờng thuận lợi để ngƣời có công tiếp tục phát huy tiềm năng, trí tuệ trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội nƣớc nhà.
Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình phát triển của đất nƣớc. Những thành tựu vƣợt bậc về kinh tế đã tạo tiền đề vững chắc cho sự ổn định của chính trị và xã hội. Đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao và từ đó những chính sách dành cho ngƣời có công có những bƣớc tiến đáng kể, góp phần cải thiện đời sống cho các đối tƣợng này. Nhiều văn bản pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công qua từng thời kỳ, từng giai đoạn đã đƣợc sửa đồi, bổ sung hoàn thiện hơn đáp ứng đƣợc phần nào thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.
Có thể nói, Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã phản ánh vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc đối với công tác ƣu đãi ngƣời có công, thể hiện trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo cho bộ phận dân cƣ đặc biệt này có đƣợc cuộc sống ổn định. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến ngƣời có công. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần kích thích sự hƣởng ứng các phong trào “ đền ơn đáp nghĩa”, “ uống nƣớc nhớ nguồn” của các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội góp phần nâng cao đời sống đối tƣợng, gia đình chính sách, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng và trở thành ngƣời có ích cho xã hội, đất nƣớc.
Tuy nhiên, Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại nhất định nhƣ: đối tƣợng điều chỉnh tuy rộng nhƣng chƣa đầy đủ; một số chính sách, chế độ đối với một bộ phận ngƣời có công còn bất cập, chƣa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của ngƣời thụ hƣởng cũng nhƣ sự biến đổi nhanh chóng của kinh tế và những vấn đề nảy sinh trong xã hội, không thể hiện đƣợc tính ƣu đãi, giá trị ƣu đãi thực tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải thiện đời sống của đối tƣợng chính sách. Do đó, một bộ phận lớn ngƣời có công nay đã tuổi cao sức yếu, không có nguồn thu nhập ổn định, không có bảo hiểm xã hội dễ trở thành đối tƣợng yếu thế, đời sống gặp nhiều
khó khăn trƣớc các biến đổi của kinh tế - xã hội; một bộ phận các hộ gia đình ngƣời có công có mức sống dƣới mức trung bình so với khu dân cƣ. Quy trình, thủ tục, căn cứ để xác định một số đối tƣợng ngƣời có công chƣa hợp lý, thiếu linh hoạt dẫn đến tình trạng còn tồn đọng một bộ phận ngƣời có công thực sự nhƣng vẫn chƣa đƣợc xác nhận và hƣởng chế độ ƣu đãi do không có giấy tờ, chứng lý gốc làm căn cứ xác lập hồ sơ, gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này rất phức tạp và còn một số điểm chƣa đầy đủ, rõ ràng; những quy định của pháp luật còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, thậm chí có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật ban hành trƣớc và sau. Điều này trực tiếp ảnh hƣởng đến quá trình xác nhận và giải quyết chế độ ƣu đãi cho ngƣời có công.
Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của con ngƣời cũng tăng cao, vật giá ngày càng leo thang, quá trình hội nhập cũng giúp cho đất nƣớc không ngừng đổi mới làm cho đời sống của ngƣời có công gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của sự hội nhập.
Vì thế, việc bổ sung, hoàn thiện hơn nữa pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là vấn đề cấp thiết cần đƣợc quan tâm. Nó trở thành nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm mục tiêu ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của ngƣời có công. Bởi việc thực hiện tốt pháp luật ƣu đãi ngƣời có công nó góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.