2.2. Thực trạng pháp luật ƣu đãi ngƣời có công
2.2.1. Về đối tượng hưởng ưu đãi
Trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH ngày 29/6/2005 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 04/2013 thì có hai nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi đó là, ngƣời có công cách mạng và thân nhân của họ, trong đó ngƣời có công cách mạng bao gồm:Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945; Ngƣời hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thƣơng binh, ngƣời đƣợc hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh; Bệnh binh; ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Ngƣời hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng.
Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở nƣớc ta hiện nay, mặc dù đã đƣợc mở rộng hơn về đối tƣợng thụ hƣởng nhƣng vẫn chƣa khái quát và đầy đủ, trong một số trƣờng hợp còn bất hợp lý cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Trong số đó, phải kể đến những con ngƣời hoạt động ngầm nằm sâu trong lòng địch làm công tác tình báo. Đây là một trong số những đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi và có những cống hiến lớn lao nhất không chỉ trong thời kỳ kháng chiến đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà ngay cả trong giai đoạn hiện nay. Bản thân và gia đình họ đều phải gánh chịu biết bao hi sinh, mất mát nhƣng không đƣợc cộng đồng thừa nhận, thậm chí còn bị “ tẩy chay”, bị mọi ngƣời xa lánh vì nghĩ là theo giặc bán nƣớc. Vậy mà Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đã bỏ qua đối tƣợng này.
Bên cạnh đó, hiện nay, Thanh niên xung phong không thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, đây là đối tƣợng đóng vai trò quan trọng, có nhiều hi sinh, mất mát trong chiến tranh nhƣng chỉ mới đƣợc quy định tại Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/04/1999 về một số chính sách đối với Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ 15/07/1950 đến 30/04/1975 đã hoàn thành nghĩa vụ mà không đƣợc ghi nhận trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 4/2013/PL-UBTVQH13 (đƣợc sửa đổi, bổ sung từ Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005).
Mặt khác, pháp luật vẫn chƣa có những quy định về quyền đƣợc hƣởng ƣu đãi của những ngƣời có công với cách mạng đang sinh sống ở nƣớc ngoài hay những quy định về ngƣời nƣớc ngoài đã có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với những thiếu sót trên, thì Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công còn bỏ sót một số đối tƣợng chính sách, cụ thể nhƣ tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định 05 nhóm đối tƣợng xác nhận tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gồm: Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lƣợng Công an nhân dân đang tại ngũ; cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nƣớc, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; thanh niên xung phong tập trung; công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, dân công, cán bộ thôn, ấp, xã, phƣờng nhằm xác định trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tƣợng. Tuy nhiên, Nghị định lại chƣa quy định đối tƣợng là cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam và thuộc lực lƣợng công an nhân dân đã xuất ngũ, về hƣu.
Trong khi đó, đối tƣợng tham gia kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học nhƣng đã xuất ngũ, về hƣu chiếm một số lƣợng không nhỏ với độ tuổi đã cao, sức khỏe yếu, thƣờng hay mắc bệnh hiểm nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn và rất cần sự quan tâm chăm lo về vật chất, tinh thần của nhà nƣớc và xã hội.
Theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng hiện hành mới chỉ quy định ƣu đãi đến thế hệ thứ hai, tức con đẻ của ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật còn thế hệ thứ ba (đời cháu bị ảnh hƣởng chất độc da cam, bị dị tật, dị dạng đã có xảy ra) và những trƣờng hợp cán bộ, chiến sĩ công tác, chiến đấu trên đất nƣớc bạn và đóng quân tại những điểm nóng bị nhiễm chất độc hóa học sau ngày 30/4/1975 mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh thì chƣa đƣợc ghi nhận để hƣởng chính sách ƣu đãi. Vì thế, thiết nghĩ pháp luật ƣu đãi ngƣời có công hiện nay cần xem xét và bổ sung đối tƣợng này vào diện đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng ƣu đãi. Bởi trên thực tế hiện tƣợng nhiễm chất độc da cam/dioxin di truyền sang đời cháu xuất hiện ngày càng nhiều. Đời sống của họ hiện vô cùng khó khăn do bệnh tật và mất sức lao động. Đây là những con ngƣời không chỉ phải gánh chịu nhiều nỗi đau về thể xác mà nỗi đau về tinh thần vẫn ngày ngày hiện hữu, hành hạ họ lấy con cháu mình.