Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 101 - 110)

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

a, Chế độ quản lý Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công phải có tính hiệu lực, hiệu quả cao

Chế độ quản lý Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công phải có tính hiệu lực, hiệu quả cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà nƣớc, sự tôn vinh trân trọng biết ơn của Nhà nƣớc và của toàn xã hội đối với hàng triệu ngƣời có công với cách mạng. Ƣu đãi ngƣời có công không thể coi là trợ giúp cho ngƣời yếu thế đã bị thƣơng, bị bệnh, tuổi cao sức yếu… Ngƣời có công xét ở góc độ nào đó là ngƣời yếu thế nhƣng Nhà nƣớc, xã hội không thể trợ giúp họ mà bằng tình cảm, trách nhiệm đền đáp, chăm lo, quan tâm giúp đỡ họ để đền ơn, trả nghĩa, bù đắp một phần những cống hiến, đóng góp, hy sinh của ngƣời có công cho

xã hội. Sự trả công không bao giờ hết, không bao giờ đủ. Bởi lẽ giá trị của mồ hôi, xƣơng máu, nƣớc mắt, tinh thần của con ngƣời không xác định đƣợc.

Từ việc xác định rõ ý nghĩa, mục đích của quản lý Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công nhƣ vậy, chúng ta phải xác định hoạt động quản lý Nhà nƣớc – việc tổ chức, điều hành ƣu đãi ngƣời có công cũng phải có tính đặc thù riêng, trách nhiệm về công việc cũng khác. Chủ thể hoạt động quản lý Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công (Bộ, ngành chức năng, các cấp chính quyền) phải xác định đầy đủ trách nhiệm thẩm quyền của họ trong hoạt động quản lý chung, hoạt động quản lý chuyên biệt. Chẳng hạn, ngành xây dựng cần chú trọng về chế độ nhà ở, đất ở cho ngƣời có công. Ngành tài chính không thể xem nhẹ về chế độ trợ cấp, chế độ ƣu đãi về thuế, tín dụng cho họ. Ngành giáo dục và đào tạo (vai trò không chỉ hiện tại mà còn có ý nghĩa lớn trong tƣơng lai) tạo điều kiện cho ngƣời có công và con của họ đƣợc học tập ở nhà trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ điều kiện vật chất, tinh thần để học tốt, trƣởng thành.

Chế độ quản lý Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công phải thật phù hợp và có tính đặc thù trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nƣớc.

b, Hoàn thiện cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện những quy định, quyết định của cơ quan, đơn vị là điều không thể thiếu trong quản lý, đặc biệt là trong quản lý Nhà nƣớc. Nó cần phải đƣợc tiến hành một cách liên tục và chặt chẽ.

Việc kiểm tra, giám sát trƣớc hết phải thực hiện ngay chính cơ quan thực thi công tác ƣu đãi ngƣời có công. Cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tuân thủ pháp luật của cấp dƣới, các cấp tự kiểm tra nội bộ mình để chấn chỉnh, sửa đổi ngay những vi phạm. Trong quá trình điều tra, giám sát phải xử lý nghiêm minh các tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, cố ý làm trái trong quá trình thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công.

Hiện nay, việc chi trả trợ cấp và thủ tục xác nhận đối tƣợng ngƣời có công là vấn đề lớn nhất cần phải đƣợc kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Đã có rất nhiều trƣờng hợp dƣới sự tiếp tay của những cán bộ thực thi Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công mà hồ sơ xác nhận những đối tƣợng này đã bị giả mạo, khai man. Một bộ phận ngƣời có công thật sự nhƣng do thất lạc giấy tờ cần thiết lại chƣa đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ, sống cuộc sống khó khăn trong khi đó nhiều ngƣời không tham gia kháng chiến, không có thƣơng tích thật sự, không có những cống hiến xuất sắc lại đƣợc hƣởng những chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc. Do đó, các cơ quan chức phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý những vi phạm tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, phải kiểm soát hồ sơ cho từng đối tƣợng (về mặt số lƣợng và mẫu biểu); Cần phải có các công cụ để kiểm tra, kiểm soát. Một công cụ đó là xây dựng biểu mẫu thống kê và các chế độ báo cáo thống kê về đối tƣợng. Nhanh chóng đƣa công nghệ tin học vào công tác quản lý ngƣời có công.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các địa phƣơng cũng cần phát động toàn dân cũng nhƣ chính bản thân các đối tƣợng chính sách cùng nhau tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách tại địa phƣơng mình để phát hiện kịp thời, chấn chỉnh những hiện tƣợng tiêu cực xảy ra.

c, Tăng cƣờng công tác vận động, thông tin tuyên truyền Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân về chính sách ƣu đãi ngƣời có công

Nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của con ngƣời cũng tăng cao, vật giá ngày càng leo thang, quá trình hội nhập giúp cho đất nƣớc đổi mới không ngừng làm cho đời sống của ngƣời có công gặp khó khăn, khó có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của sự hội nhập. Vì thế, hệ thống Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công luôn phải thay đổi, bổ sung thêm những quy định mới để phù hợp hơn với đời sống thực tiễn của ngƣời có công, góp phần cải thiện cuộc sống của

họ. Tuy nhiên, do những thay đổi liên tục về điều kiện, tiêu chuẩn cũng nhƣ trình tự thủ tục thực hiện của các văn bản quy phạm ƣu đãi ngƣời có công, trong khi công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chƣa đạt hiệu quả cao, dẫn đến việc nắm bắt, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách của các địa phƣơng chƣa kịp thời. Khiến cho việc tổ chức, thực hiện Pháp luật ƣu đãi trở nên khó khăn, lúng túng. Thậm chí ở nhiều địa phƣơng còn vận dụng những văn bản cũ để thực hiện do cập nhật sự thay đổi, bổ sung của các văn bản quy phạm pháp luật chậm và trình độ hiểu biết chuyên môn thấp. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là việc làm thiết thực nhất cần phải đƣợc chú trọng thƣờng xuyên. Công tác này không chỉ giúp cho cán bộ địa phƣơng – ngƣời triển khai, thực hiện chính sách ƣu đãi mà còn tạo điều kiện cho toàn dân, đặc biệt là những đối tƣợng chính sách hiểu hơn về những chính sách mà mình đƣợc hƣởng, từ đấy tuân thủ đúng những quy định Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đề ra.

KẾT LUẬN

Ngƣời có công với cách mạng là vốn quý của đất nƣớc, là tấm gƣơng sáng trƣớc cộng đồng và xã hội. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có biết bao thế hệ ngƣời Việt Nam hy sinh tính mạng, xƣơng máu, sức lực, trí tuệ và tài sản để cho đất nƣớc đƣợc tự do, độc lập[12]. Trên cơ sở kế thừa, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp “uống nƣớc nhớ nguồn” cùng với lòng biết ơn sâu sắc những thế hệ đi trƣớc. Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta luôn nỗ lực dành sự ƣu đãi cho những ngƣời con ƣu tú ấy thông qua việc ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách ƣu đãi.

Chính sách ƣu đãi ngƣời có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đây là chính sách đặc biệt thực hiện cho những đối tƣợng đặc thù, vì vậy nó thể hiện rất rõ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, nhằm mục đích ghi nhận công lao, đóng góp, sự hy sinh cao cả của những ngƣời có công, tạo mọi điều kiện khả năng đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với ngƣời có công.

Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách đối với ngƣời có công trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Nó không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, phấn đấu vƣơn lên để xây dựng đất nƣớc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đi vào thực tiễn đời sống đã trở thành một hệ thống tƣơng đối chặt chẽ, đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn các chế độ ƣu đãi. Đảm bảo cho ngƣời có công đƣợc hƣởng những quyền ƣu tiên, ƣu đãi đó, có chính sách ổn định.

Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong những năm qua việc thực hiện

công tác ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã trở thành phong trào sâu rộng, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ và có hiệu quả thiết thực. Công tác quản lý và thực hiện chính sách ƣu đãi đƣợc triển khai kịp thời, đúng đối tƣợng. Các phong trào “ đền ơn đáp nghĩa” đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với sự tham gia đông đảo của nhân dân Tỉnh nhà… Đặc biệt công tác vận động xây dựng “ Qũy đền ơn đáp nghĩa” ngày càng đƣợc xã hội hóa sâu rộng, đem lại nguồn lực đáng kể cho Tỉnh trong việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Mặc dù việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công đã triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc và đạt kết quả tốt nhƣng vẫn còn đó những tồn tại, khó khăn mà tỉnh nhà phải đối mặt, cần đƣợc giải quyết (phong trào xã hội hóa có xu hƣớng giảm; tình trạng thực hiện sai sót đối tƣợng trong việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công vẫn còn; trình độ chuyên môn còn mỏng, thậm chí có biểu hiện phiền hà cho nhân dân…). Để khắc phục những hạn chế đó, những năm qua tỉnh Nghệ An dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc đã đề ra nhiều biện pháp thiết thực, có hiệu quả để khắc phục những khó khăn, tồn tại.

Hy vọng với những thay đổi kịp thời cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các đơn vị có liên quan sẽ giải quyết đƣợc những tồn tại, khó khăn hiện có đồng thời đảm bảo hơn nữa trong việc thực hiện các trợ cấp, ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn tỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2007), Thông tư số

02/2007/TT–BLĐTBXH ngày 16/01 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT – BLĐTBXH ngày 26/07/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.

2. Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2007), Quyết định số

21/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 20/08 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế sử dụng và kinh phí đón, thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ tiền ăn, tàu xe đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

3. Bộ lao động- Thƣơng binh và Xã hội – Bộ giáo dục và Đào tạo – Bộ tài

chính (2006), Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

ngày 20/11 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ, Hà Nội.

4. Bộ lao động – Thƣơng binh và xã hội – Bộ nội vụ - Bộ tài chính

(2012), Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT/BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/04

hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

5. Bộ tài chính – Bộ lao động-Thƣơng binh và Xã hội (1995), Thông tư

liện bộ ngày 13/11/1995 hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng thuộc Ngân sách Trung ương, Hà Nội.

6. Bộ tài chính – Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2009), Thông tư

liên tịch số 47/2009/TTLT – BTC – BLĐTBXH ngày 11 tháng 03 năm 2009 hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, Hà Nội.

7. Bộ tài chính – Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội (2010), Thông tư

liên tịch số 25/2010/TLLT – BTC – BYT – BLĐTBXH hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 16/2007/NĐ-CP quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và thăm viếng mộ liệt sĩ; xây dựng, nâng cấp, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình liệt sĩ ( công trình ghi công liệt sĩ ), Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 09

năm 2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm

2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.

11. Chủ tịch nƣớc (2013), Quyết định số 71/2013/QĐ–CTN ngày

10/01/2013 về việc tặng quà cho các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết nguyên đán Qúy Tỵ, Hà Nội.

12. Phạm Thị Hải Chuyền (2012), “ Ngƣời có công với cách mạng là vốn

quý của đất nƣớc, là tấm gƣơng sáng trƣớc cộng đồng và xã hội”,

http:www.tapchicongsan.org.vn.

13. Ths. Trần Tuấn Cƣờng (2008), “Xung quanh việc dừng thực hiện chế

độ đối với ngƣời tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, Tạp chí

Lao động và Xã hội, (số 349), (từ 16 – 31/12/2008).

14. Đại tá, Ths. Trần Quốc Dũng (2009), “Giải pháp hoàn thiện chế độ, chính sách đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”,

Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 362), (từ 1- 15/7/2009).

15. Đặng Quốc Gia (2002), Chế độ, chính sách đối với người có công ở

Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Phƣơng Hiền, “Chế độ đối với ngƣời có công cần hợp lý hơn”,

http://luathoc.cafeluat.com.

17. Phạm Hải Hƣng (2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính

nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.

18. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2004 ), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện Pháp luật ưu

đãi người có công, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Tuyết Mai ( 2009 ), Hoàn thiện Pháp luật ưu đãi xã hội ở

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. TS. Trần Văn Minh (2008), “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách

ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 338),

(từ 1- 15/7/2008).

22. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Viện khoa học

xã hội Việt Nam, Nhìn lại những chặng đƣờng phát triển ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

(2010), Báo cáo thực hiện chế độ ưu đãi cho người tham gia kháng chiến và

con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, Nghệ An.

24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã

hội: Chính sách người có công, nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào đền

ơn đáp nghĩa, Nghệ An.

25. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ( 2005 ), Pháp lệnh ưu đãi người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)