2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở tỉnh Nghệ An
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại
Trong thời gian qua, mặc dù đã đƣợc Đảng bộ, Nhà nƣớc và nhân dân chăm lo, việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công đã triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc và đạt kết quả tốt song vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, thiếu sót cần đƣợc khắc phục.
Thứ nhất, công tác xác nhận đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi
Chế độ ƣu đãi đƣợc thực hiện sau khi hoàn thiện công tác xác nhận ngƣời có công. Nói cách khác, công tác xác nhận bao giờ cũng đi trƣớc để thực hiện chế độ ƣu đãi. Hiện tại, công tác xác nhận vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý không chỉ tồn tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà trên phạm vi cả nƣớc nói chung. Nhƣ trong việc xác nhận Bệnh binh và ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hai diện đối tƣợng này suy cho cùng họ đều là hoạt động kháng chiến bị bệnh tật. Tuy vậy, điều kiện xác nhận lại hoàn toàn khác nhau, thậm chí có yếu tố trái ngƣợc nhau. Cũng là ngƣời hoạt động kháng chiến bị bệnh, tật, Bệnh binh phải hội đủ điều kiện suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên còn ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học lại không phụ thuộc vào điều kiện này.
Việc không quy định thống nhất, rõ ràng về điều kiện hƣởng ƣu đãi cũng nhƣ do không hiểu hết bản chất của đối tƣợng dẫn đến việc quy định trùng lặp giữa các đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi đã dẫn đến tình trạng bất hợp lý chƣa xác nhận ngƣời có công. Đây chính là tồn tại điển hình trong quá trình triển khai thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó, việc xác nhận thƣơng binh, bệnh binh, liệt sĩ chƣa có những quy định cụ thể và đầy đủ.
Quy định hiện hành chỉ quy định chung chung “dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự; dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân…” chƣa thật cụ thể về tính chất và mức độ cho
nên nhận thức về “ dũng cảm” cũng khác nhau. Có ngƣời khẳng định đó là dũng cảm, có ngƣời nhận thức đó chƣa đến mức dũng cảm đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhƣ hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến trƣờng hợp lập hồ sơ xác nhận là liệt sĩ khi có hành động dũng cảm hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm, lý trí của ngƣời xét duyệt. Họ có thể trả lời đây là hành động dũng cảm, cũng có thể coi đây là hành động chƣa thật dũng cảm, dẫn đến việc tùy tiện trong công vụ hành chính nhƣ trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay.
Trƣờng hợp thƣơng binh chết do vết thƣơng tái phát đƣợc xác nhận là liệt sĩ. Với quy định hiện hành ghi nhận nếu thƣơng binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thƣơng tái phát hoặc trƣờng hợp suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thƣơng tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh thì đƣợc xác nhận là liệt sĩ, nhƣng chƣa quy định rõ tái phát nhƣ thế nào. Thƣơng binh có tỷ lệ suy giảm dù cao hay thấp nếu tái phát vết thƣơng chết sẽ đƣợc xác nhận là liệt sĩ, bất luận ở gia đình hay ở bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Trong thực tế, nếu vết thƣơng tái phát dẫn đến tử vong thì phải hội đủ hai yếu tố là vết thƣơng và thời gian.Vết thƣơng nặng, trong vòng thời gian ngắn. Nhƣ vậy, nếu chỉ quy định Thƣơng binh tái phát vết thƣơng dẫn đến tử vong đƣợc xác nhận là liệt sĩ thì chƣa đảm bảo tính khách quan, khoa học, thiếu tính thuyết phục. Khi một ngƣời bị thƣơng thì đƣợc giải quyết chế độ thƣơng tật, ƣu đãi mọi mặt, khám chữa bệnh thƣờng xuyên; khi mất đƣợc xác nhận là liệt sĩ (do vết thƣơng tái phát, cũng có thể là không tái phát), nghĩa là ngƣời đó đƣợc giải quyết chế độ kép: khi còn sống giải quyết chế độ thƣơng binh, khi chết xác nhận là liệt sĩ, tạo nên những bất hợp lý trong công tác xác nhận thƣơng binh, liệt sĩ hiện nay trên địa bàn tỉnh nhà nói riêng và trên nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc nói chung.
Về thủ tục xác nhận đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi hiện nay, mặc dù đã đƣợc đơn giản hóa, phù hợp với điều kiện hiện tại nhƣng do quá trình thực hiện chƣa đƣợc giám sát, quản lý chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng lạm dụng,
khai man để đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ đặc biệt. Một bộ phận ngƣời có công thật sự nhƣng do thất lạc giấy tờ cần thiết lại chƣa đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ, sống cuộc sống khó khăn trong khi đó nhiều ngƣời không tham gia kháng chiến, không có thƣơng tích thật sự, không có những cống hiến xuất sắc lại đƣợc hƣởng những chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc vẫn còn tồn tại khá nhiều trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, hệ thống pháp luật ƣu đãi ngƣời có công còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý và nhiều quy định không còn phù hợp với đời sống thực tiễn
Nhìn chung, chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công ở nƣớc ta hiện nay khá đầy đủ và toàn diện nhƣng còn tản mạn, quy định trong nhiều văn bản khác nhau, còn nhiều thiếu sót. Qua thực tiễn hƣớng dẫn và thực thi Pháp lệnh về ƣu đãi đối với các đối tƣợng chính sách có nhiều vấn đề bất hợp lý đã nảy sinh và không còn phù hợp với thực tiễn đời sống, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, pháp điển hóa.
Về đối tƣợng, phạm vi ƣu đãi ngƣời có công. Hiện nay có 13 diện ngƣời có công hƣởng chế độ ƣu đãi của Nhà nƣớc là liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945, ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng… trong số này có diện trùng nhƣ bệnh binh và ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (bản chất của hai diện đối tƣợng đều là ngƣời hoạt động kháng chiến bị bệnh, tật, ốm đau).
Bên cạnh đó ta cũng thấy, mặc dù đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi xã hội theo Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công hiện nay tuy đã đƣợc mở rộng hơn trƣớc rất nhiều song những quy định đó vẫn chƣa bao quát hết những đối tƣợng là ngƣời có công. Nếu chỉ hiểu ngƣời có công theo nghĩa hẹp, là những ngƣời có công với cách mạng thì theo quy định hiện hành vẫn còn thiếu những quy
định đối với đối tƣợng là Thanh niên xung phong. Ngoài ra, pháp luật vẫn chƣa có những quy định về quyền hƣởng ƣu đãi đối với ngƣời có công là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hay ngƣời nƣớc ngoài có những cống hiến lớn lao trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc ở Việt Nam cũng nhƣ trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nƣớc.
Đất nƣớc đã thoát khỏi thời kỳ chiến tranh, vì thế khái niệm ngƣời có công không chỉ dừng lại bó hẹp theo cách hiểu những ngƣời có công với cách mạng nữa mà khái niệm đó cần hiểu theo nghĩa rộng đó là sự cống hiến và những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa trên tiêu chí này thì Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở nƣớc ta hiện nay còn nhiều thiếu sót. Những đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Nhà giáo ƣu tú, Nghệ sĩ nhân dân, nhà kinh tế, nhà khoa học có những phát minh, nghiên cứu xuất sắc..., xét về mặt công trạng, họ là những đối tƣợng cần đƣợc hƣởng những trợ cấp, những ƣu đãi này, họ phải đƣợc Nhà nƣớc, xã hội tôn vinh.
Về chế độ ƣu đãi chƣa thật sự đảm bảo công bằng xã hội, do mức trợ cấp quá thấp, chƣa đáp ứng mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội nhƣ theo quy định của Pháp lệnh. Chế độ ƣu đãi về y tế, giáo dục đào tạo cũng chƣa thật phù hợp với thực tế. Thân nhân Liệt sĩ tham gia bảo hiểm y tế, con của liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời có công khác khi đi học ở nhà trƣờng mức trợ cấp, chế độ ƣu đãi còn quá thấp, chƣa đảm bảo cuộc sống của đối tƣợng đi học. Bên cạnh đó, những ƣu đãi về miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ về nhà ở, đất đai, bố trí sắp xếp việc làm còn nhiều thiếu sót cần phải sửa đổi thêm.
Về phong trào chăm sóc ngƣời có công – vấn đề xã hội hóa ƣu đãi xã hội đang có xu hƣớng giảm, nhạt nhòa. Nhiều chƣơng trình tình nghĩa chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chƣa phát triển đồng đều ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh và đang có chiều hƣớng lắng xuống, giảm dần nhƣ phong trào xây
dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phong trào xã, phƣờng làm tốt công tác thƣơng binh, liệt sĩ. Công tác đền ơn đáp nghĩa ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An chƣa gắn với việc giáo dục truyền thống, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào, tôn vinh ngƣời tốt việc tốt; một số nơi còn nặng nề về hoạt động quyên góp, giúp đỡ vật chất. Do hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực ƣu đãi này bộc lộ một số hạn chế, làm giảm lòng tin của ngƣời dân đối với phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách đối với một số đối tƣợng còn chậm nhƣ cựu Thanh niên xung phong, các chiến sĩ du kích tham gia kháng chiến bị hy sinh…
Ngoài ra, những quy định về khen thƣởng, xử phạt vi phạm chƣa cụ thể, thiếu các chế tài thực hiện… do vậy, hiệu lực pháp lý còn thấp nên sự điều chỉnh của Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công vẫn chƣa phát huy, huy động đƣợc tối đa nguồn lực từ cộng đồng. Nếu những khoản trợ cấp đối với ngƣời có công chỉ nhờ vào nguồn phân bổ từ Ngân sách Nhà nƣớc thì đời sống của đối tƣợng này khó có thể đƣợc đảm bảo, từ đó không đảm bảo đƣợc nguyên tắc công bằng xã hội. Đây chính là những bất cập, tụt hậu với thực tiễn hết sức phong phú và nhạy cảm của đời sống không những chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà còn tồn tại trên nhiều địa phƣơng trong phạm vi cả nƣớc.
Thứ ba, về tổ chức thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công
Việc triển khai thực hiện Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ và phát sinh nhiều khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc tháo gỡ và giải quyết.
Do sự thay đổi liên tục về điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự thủ tục thực hiện của các văn bản quy phạm ƣu đãi ngƣời có công, trong khi đó công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chƣa đạt hiệu quả cao, dẫn đến việc thực hiện ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, lúng túng [33,tr.17].
Việc nắm bắt triển khai thực hiện các văn bản chính sách, sự chỉ đạo của Bộ, của các địa phƣơng chƣa kịp thời. Vấn đề xử lý đối với những trƣờng hợp bị dừng trợ cấp của tỉnh, khi tiến hành rà soát đối tƣợng để chuyển sang hƣởng chế độ trợ cấp mới còn nhiều vƣớng mắc.
Bên cạnh đó, một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chƣa chính xác, đầy đủ và chƣa phản ánh kịp thời những vƣớng mắc về Bộ lao động – Thƣơng binh và xã hội, thậm chí có nhiều địa phƣơng trong tỉnh còn vận dụng những văn bản cũ để thực hiện do việc cập nhật sự thay đổi, bổ sung của các văn bản quy phạm pháp luật chậm và trình độ hiểu biết chuyên môn thấp [33, tr. 17]. Đây là những khó khăn, tồn tại mà thực tiễn thi hành Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công tại tỉnh Nghệ An phải đối mặt và cần đƣợc khắc phục.
Việc triển khai Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã đạt những kết quả đáng kể, đảm bảo cho ngƣời có công đƣợc toàn xã hội quan tâm chăm lo tốt hơn cả về vật chất và tinh thần, đƣợc tôn vinh. Qua đó cho ta thấy, hệ thống pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã phản ánh đƣợc vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc trong lĩnh vực này, thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo cho đối tƣợng ngƣời có công có đƣợc cuộc sống ổn định. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đã thực sự trở thành công cụ pháp lí quan trọng trong việc quản lí và tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến ngƣời có công. Bên cạnh đó, nó cũng kích thích sự hƣởng ứng các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nƣớc nhớ nguồn” của các đơn vị, ban, nghành, đoàn thể và toàn cộng đồng cùng chung sức góp phần nâng cao đời sống của các đối tƣợng, gia đình chính sách, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng và trở thàh ngƣời có ích cho xã hội.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, hệ thống Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công vẫn còn một số vấn đề bất cập, vƣớng mắc cần đƣợc chú ý nhƣ: sự phân chia đối tƣợng còn có sự trùng lặp, hơn nữa mặc dù đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi đã đƣợc mở rộng nhƣng còn thiếu sót; Những quy định của Pháp luật còn
tản mạn, thiếu tính đồng bộ; Việc tổ chức thực hiện Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công còn sai sót, chƣa đầy đủ đã ảnh hƣởng không tốt đến đời sống của bộ phận ngƣời có công, chƣa đảm bảo đƣợc mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG Ở VIỆT NAM THÔNG QUA THỰC
TIỄN TẠI TỈNH NGHỆ AN