Xã hội hóa công tác ưu đãi người có công, trên cơ sở thiết lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 86 - 89)

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

3.2.2. Xã hội hóa công tác ưu đãi người có công, trên cơ sở thiết lập

mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nước, đối tượng được hưởng ưu đãi và cộng đồng, trong đó đóng vai trò chủ đạo thuộc về chủ thể Nhà nước

Ngƣời có công là những ngƣời đã tình nguyện hy sinh cả tuổi trẻ, sức lực và tính mạng của mình, có những công lao to lớn, những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Những cống hiến, đóng góp của họ là vô giá không gì bù đắp đƣợc. Vì thế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời có công không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của toàn cộng đồng, toàn xã hội. Đây là một nguồn lực rất lớn để giúp thực hiện tốt nhất những chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công mà Nhà nƣớc đặt ra, chủ thể này cũng sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Nhà nƣớc giải quyết những yêu cầu bức xúc của những ngƣời có công. Việc thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công không thể coi nhƣ sự ban ơn, ban phƣớc của ngƣời này, ngƣời kia đối với đối tƣợng mà nó vừa

là trách nhiệm, vừa là tình cảm, là sự biết ơn của toàn xã hội đối với những cống hiến của họ, đó còn là sự thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xƣa, truyền thống “ uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Do đặc điểm lịch sử của đất nƣớc nên số lƣợng ngƣời có công chủ yếu là ngƣời có công với cách mạng chiếm đa số với nhiều đối tƣợng khác nhau và thế hệ khác nhau. Nền kinh tế xã hội của nƣớc ta đang trên đà phát triển; chi phí xã hội theo đó cũng tăng lên; đời sống, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng tăng cao. Vì thế những chế độ, trợ cấp trong pháp luật ƣu đãi ngƣời có công cũng luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi tăng lên đó. Thế nhƣng, nguồn Ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn chủ yếu để thực hiện công tác ƣu đãi ngƣời có công lại có hạn, không đủ khả năng đáp ứng để đảm bảo cho các đối tƣợng chính sách có đƣợc cuộc sống ổn định. Vì thế, sự hỗ trợ từ phía cộng đồng là rất cần thiết.

Việc thực hiện xã hội hóa công tác ƣu đãi ngƣời có công mang lại hiệu quả vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời có công. Đây là nguồn lực quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo cho việc thực hiện tốt chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Nhà nƣớc xây dựng, ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong việc tổ chức và thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đóng vai trò là ngƣời lãnh đạo, chỉ đạo, định hƣớng cho các phong trào, chƣơng trình để huy động sự tự giác tham gia, ủng hộ của toàn dân vào việc thực hiện Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công cũng nhƣ các phong trào, chƣơng trình do Nhà nƣớc phát động.

Thực tiễn cho thấy, các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân và toàn cộng đồng đã có những đóng góp rất lớn và thiết thực cho công tác ƣu đãi ngƣời có công thông qua các hoạt động, phong trào nhƣ “ đền ơn đáp nghĩa”, “ tặng nhà tình nghĩa”, “ nhận phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, phong trào toàn dân chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ… Các hoạt động này có vị trí quan

trọng trong việc ổn định và nâng cao đời sống của những đối tƣợng chính sách. Nó không chỉ là sự bù đắp những thiếu thốn về vật chất, tinh thần mà còn cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nƣớc tạo ra mặt bằng chung phù hợp với từng đối tƣợng chính sách, đảm bảo cho sự công bằng xã hội.

Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ và dừng lại ở sự giúp đỡ của chính quyền, của cộng đồng thì sự trợ giúp đó cũng không thể phát huy hết tác dụng, không cải thiện đƣợc chính cuộc sống của họ. Bởi vì, những trợ cấp, ƣu đãi của Nhà nƣớc, sự trợ giúp từ phía cộng đồng là có hạn so với nhu cầu, đòi hỏi của những ngƣời có công, nó chỉ nên là một động lực hay một đòn bẩy để ngƣời có công dựa vào đó để nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, vƣơn lên làm chính cuộc đời của mình. Sự phấn đấu vƣơn lên đó mới chính là nhân tố quan trọng làm thay đổi cuộc đời họ và quyết định tới việc cải thiện đời sống của bản thân cũng nhƣ gia đình ngƣời có công. Nếu thiếu sự nỗ lực này thì dù chính sách của ƣu đãi Nhà nƣớc có hoàn thiện đến đâu, sự trợ giúp từ phía cộng đồng có kịp thời đi chăng nữa cũng không thể đem lại kết quả mong muốn.

Vì thế, trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định là: “ chăm lo tốt hơn đối với gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của ngƣời dân địa phƣơng trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực Nhà nƣớc, cộng đồng và bản thân đối tƣợng chính sách tự vƣơn lên”. Việc thực hiện xã hội hóa công tác ƣu đãi ngƣời có công là rất cần thiết, sự phối hợp chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nƣớc, đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi và cộng đồng đã thật sự mang lại hiệu quả to lớn cho chính sách ƣu đãi. Nó giúp cho Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công thể hiện đƣợc hết ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Trong mối quan hệ đó, Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, ban hành những ƣu đãi và đƣa ra các chế tài để đảm bảo thực hiện chúng. Từ đó kích thích sự hƣởng ứng xã hội hóa công tác ƣu đãi ngƣời có công, đồng thời khuyến khích, động viên ngƣời có công vƣơn lên làm chủ bản thân, cải thiện cuộc sống của mình và tiếp tục trở thành ngƣời có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)