Về điều kiện và mức hưởng ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 49 - 66)

2.2. Thực trạng pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

2.2.2. Về điều kiện và mức hưởng ưu đãi

Trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/06/2005 và Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/06/2007 chủ yếu mới chỉ áp dụng cho thời kỳ kháng chiến; chƣa thể hiện động viên, thu hút đối tƣợng làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Một số trƣờng hợp hi sinh, bị thƣơng trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập… những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trong hai Pháp lệnh trên chƣa phù hợp.

Đối với Liệt sĩ

Theo quy định của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ở thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, có một số trƣờng hợp đƣợc xác nhận là Liệt sĩ, gồm: Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự; dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh, dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân; do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nƣớc ngoài; Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh bị chết do vết thƣơng tái phát.

Đây là những quy định chung, còn trình tự thủ tục, cụ thể hóa hành động, việc làm nói chung nêu trên để xác nhận là liệt sĩ thì đang thiếu và cần thiết phải có những quy định cụ thể. Nói rộng hơn, việc xác nhận Thƣơng binh, Bệnh binh, Liệt sĩ không phải thời kỳ kháng chiến – chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà ở thời điểm hiện nay còn có những bất hợp lý.

Trƣớc hết, có thể thấy, đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Đấu tranh chống tội phạm thì mọi công dân Việt Nam đều có thể thực thi không phân biệt tuổi tác, địa vị và hoàn cảnh xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy, mọi công dân đều sẵn sàng và có thể làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh, cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân.

Theo sự phân công xã hội, mỗi ngƣời hoạt động (lao động) làm việc ở mỗi một ngành, nghề, công việc khác nhau, họ có quyền hƣởng chế độ của ngành nghề công việc đó và phải thực thi nghĩa vụ công dân trong công việc của mình. Nếu vƣợt lên trên chức phận bình thƣờng của bản thân, của công việc, vì Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc mà phải hi sinh đến tính mạng thì trƣờng hợp đó sẽ đƣợc xem xét xác nhận là liệt sĩ.

Văn bản quy phạm hiện hành quy định “ Dũng cảm đấu tranh chống tội phạm… dũng cảm làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninh… dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân là nhƣ vậy”. Cụ thể, một sĩ quan cảnh sát đuổi bắt bọn buôn lậu ma túy, bị tội phạm dùng sung bắn trả dữ dội… biết có thể hy sinh, con ngƣời đó vẫn lao vào truy bắt tội phạm. Chết khi thi hành công vụ nhƣ vậy là ngƣời có hành động dũng cảm. Tuy nhiên, dũng cảm là thuật ngữ chỉ tính chất của hành động (từ ngữ trong Tiếng Việt dũng cảm là tính từ). Nếu là tính chất của hành động thì lại có thể thấy mấy cấp độ: dũng cảm, rất dũng cảm, đặc biệt dũng cảm. Vấn đề đặt ra là khi nào hành động, công việc của một ngƣời đƣợc coi là dũng cảm, mức độ của hành động đến đâu đƣợc coi là dũng cảm?

Quy định hiện hành chỉ quy định chung chung “ dũng cảm đấu tranh chống tội phạm…”, “ dũng cảm làm những công việc cấp bách…”, “ dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản…” chƣa cụ thể hóa đƣợc thế nào là dũng cảm, dũng cảm đến mức độ nào (đánh giá đƣợc tính chất của hành vi, hành động), cơ quan có thẩm quyền nào công nhận về sự dũng cảm ấy làm căn cứ xác nhận liệt sĩ. Vì thế dẫn đến việc nhận thức về dũng cảm cũng khác nhau. Có ngƣời khẳng định đó là dũng cảm, có ngƣời nhận thức đó chƣa đến mức là dũng cảm; đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, ngƣời dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng là ai và họ hành động nhƣ thế nào? Chính vì vậy, một trƣờng hợp lập hồ sơ xác nhận là liệt sĩ khi có hành động dũng cảm hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm, lý trí của ngƣời xét duyệt.Họ có thể trả lời đây là hành động dũng cảm, cũng có thể coi đây là hành động

chƣa thật dũng cảm, dẫn đến tình trạng tùy tiện trong công vụ hành chính [34,tr. 11-12].

Đối với trƣờng hợp thƣơng binh chết do vết thƣơng tái phát đƣợc xác nhận là liệt sĩ.

Theo quy định tại điểm I, khoản 1, điều 17, mục 3 Nghị định 31/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 4 tháng 9 năm 2013 ghi nhận nếu thƣơng binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thƣơng tái phát hoặc trƣờng hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% trong khi đang điều trị vết thƣơng tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tƣơng đƣơng trở lên thì đƣợc xác nhận là liệt sĩ, nhƣng chƣa ghi nhận rõ tái phát nhƣ thế nào. Thƣơng binh tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dù cao hay thấp, nếu tái phát vết thƣơng chết sẽ đƣợc xác nhận là liệt sĩ, bất luận ở gia đình hay ở bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Trong thực tế, nếu vết thƣơng tái phát dẫn đến tử vong thì phải hội tụ hai yếu tố là vết thƣơng và thời gian.Vết thƣơng nặng, trong vòng thời gian ngắn.Nhƣ vậy, nếu chỉ quy định thƣơng binh tái phát vết thƣơng dẫn đến tử vong đƣợc xác nhận là liệt sĩ thì chƣa đảm bảo tính khách quan, khoa học, thiếu tính thuyết phục. Mặt khác, khi một ngƣời bị thƣơng thì đƣợc giải quyết chế độ thƣơng tật, ƣu đãi mọi mặt, khám chữa bệnh thƣờng xuyên; khi mất đƣợc xác nhận là liệt sĩ (do vết thƣơng tái phát, cũng có thể là không tái phát), nghĩa là ngƣời đó đƣợc giải quyết chế độ kép: khi còn sống giải quyết chế độ thƣơng binh, khi chết xác nhận là liệt sĩ. Nếu quy định “hở” nhƣ vậy rất dễ bị lạm dụng, ngƣời không tái phát vết thƣơng có thể ngụy tạo lập hồ sơ tái phát vết thƣơng dẫn đến tử vong để đƣợc xác nhận là liệt sĩ [34, tr.12]. Vì vậy, trƣờng hợp xác nhận liệt sĩ khi thƣơng binh chết do vết thƣơng, cần phải có quy định rõ về thẩm quyền của cơ quan chuyên môn kết luận: vết thƣơng nào tái phát, với thời gian bao lâu mới đƣợc coi là tái phát.

Mặt khác, đối với trƣờng hợp thƣơng binh chết do vết thƣơng tái phát đƣợc xác nhận là liệt sĩ còn nhiều bất cập. Việc quy định nếu đối tƣợng đang

điều trị tại bệnh viện mà chết thì có xác nhận của bệnh viện, nhƣng trong trƣờng hợp gia đình xin về khi biết chắc chắn ngƣời bệnh không qua khỏi và chết tại nhà nên không có xác nhận của bệnh viện, do đó không đƣợc công nhận là liệt sĩ vì không đủ căn cứ theo quy định cũng là điều bất hợp lý.

Đối với bệnh binh

Công tác xác nhận còn nhiều vấn đề bất hợp lý. Việc xác nhận bệnh binh và ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hai diện đối tƣợng này suy cho cùng họ đều là ngƣời hoạt động kháng chiến bị bệnh tật.Tuy vậy, điều kiện xác nhận lại hoàn toàn khác nhau, thậm chí còn có yếu tố trái ngƣợc nhau. Tại Điều 33, Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định, bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân bị mắc bệnh thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

Ngƣời bị mắc bệnh thuộc một trong các trƣờng hợp sau đƣợc xem xét xác nhận là bệnh binh:

- Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; - Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thƣơng, tải thƣơng, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trƣờng hợp đảm bảo chiến đấu;

- Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;

- Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chƣa đủ 15 tháng nhƣng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trƣờng hợp mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dƣỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;

- Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; - Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

- Mắc bệnh do một trong các trƣờng hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;

- Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhƣng không đủ điều kiện về tuổi đời để hƣởng chế độ hƣu trí.

Và tiếp theo, ở Điều 36 còn quy định “ Bệnh binh đƣợc hƣởng trợ cấp từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên”. Có thể nêu khái quát, bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân tham gia kháng chiến hoặc công tác bị ốm đau bệnh tật suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Trong khi đó, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cũng là ngƣời hoạt động kháng chiến bị bệnh, tật lại không nhất thiết phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà theo quy định suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên (từ 21% đến 40%; từ 41% đến 60%; từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên). Cụ thể điều 39, Nghị Định 31/2013/NĐ-CP quy định: “ điều kiện để hƣởng chế độ ƣu đãi đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học; bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học”. Còn chế độ ƣu đãi đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì: “ Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động kể từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận”. Chúng ta thấy có sự trái ngƣợc, cũng là ngƣời hoạt động kháng chiến bị bệnh, tật, bệnh binh phải hội đủ điều kiện suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên còn ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học lại không phụ thuộc vào điều kiện này [32,tr 24-25].

Đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 04/2012/PL- UBTVQH (sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005) tại Điều 26 quy định: “Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là ngƣời đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trƣờng hợp:Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;Vô sinh;Sinh con dị dạng, dị tật.”. Tại Điều 40 của Pháp lệnh quy định: “Bộ Y tế quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chếchuyên môn, kỹ thuật bảo đảm việc xác nhận, giám định sức khỏe đối với thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đối với ngƣời có công với cách mạng. Tổ chức khám, giám định đối với thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật”. Việc quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đƣợc giao cho Bộ Y tế và Bộ Lao Động – Thƣơng binh và Xã hội. Tuy nhiên, hiện tại việc quy định, hƣớng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để thực hiện chế độ ƣu đãi cho họ (đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Bắc, nơi không phải là địa bàn quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, nhƣng nhiều ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975) đang có những vƣớng mắc, phức tạp.

Nếu theo quy định của Điều 40 Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng thì, Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm quy định, hƣớng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn để xác nhận ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên, Bộ Y tế mới ban hành Quyết định số 09/2008

/QĐ-BYT ngày 20 tháng 2 năm 2008 về danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc/dioxin. Đây là danh mục có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học chứ chƣa phải là danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học/dioxin. Ở Quyết định này có 17 nhóm bệnh khác nhau: có loại bệnh nhƣ bệnh rối loạn tâm thần – Mentaldisorde-ro, theo ý kiến của chuyên gia thì có tới 200 bệnh rối loạn tâm thần. Trình tự, thủ tục hồ sơ xác nhận ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 [32,tr.4]. Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm:

- Tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trƣớc ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Mắc bệnh theo danh mục bệnh, tật quy định ở Quyết định số 09/2008 /QĐ-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế hoặc có con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh.

Cho đến hiện tại, sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ- BYT thì vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể về danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật và cũng chƣa có bảng hƣớng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật. Do đó, tính phức tạp, bất hợp lý càng gay gắt bởi danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật rất rộng. Nhiều loại bệnh xã hội xuất hiện khá phổ biến chứ không riêng gì ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mới có biểu hiện này ( Đái tháo đƣờng type 2, rối loạn tân thần, ung thƣ thanh quản…). Nhƣ vậy, bệnh, tật liên quan đến chất độc hóa học/dioxin nêu tại Quyết định 09/2008/QĐ-BYT là thiếu tính chính xác, khách quan và khoa học. Bên cạnh đó, do danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật quá rộng nên nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)