Về thủ tục hưởng ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 66 - 68)

2.2. Thực trạng pháp luật ƣu đãi ngƣời có công

2.2.3. Về thủ tục hưởng ưu đãi

Cùng với những vƣớng mắc, bất hợp lý trong việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn cũng nhƣ đối tƣợng thụ hƣởng thì pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở nƣớc ta hiện nay còn có những quy định quá rƣờm rà, khắt khe về thủ tục xác nhận của một số đối tƣợng chính sách. Cụ thể:

Về ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Nhiều thủ tục xác nhận ngƣời bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin (kể cả ngƣời tham gia kháng chiến và không tham gia kháng chiến) không sát thực tế. Nhiều trƣờng hợp nạn nhân chất độc da cam do công tác triển khai thực hiện các thủ tục giấy tờ rƣờm rà, phức tạp nên vẫn chƣa có đƣợc chế độ ƣu đãi nào. Đó là việc quy định về thủ tục hồ sơ yêu cầu phải có bệnh án điều trị bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Do đó, để có bệnh án hoàn chỉnh hồ sơ, nhiều ngƣời phải làm thủ tục đến bệnh viện khám, điều trị. Quy trình xét duyệt hồ sơ cũng phải qua khá nhiều cấp (xã, huyện, tỉnh) và phải niêm yết công khai danh sách đối tƣợng 15 ngày trƣớc khi trình hội đồng xét duyệt chính sách ở xã xét duyệt từng hồ sơ nên mất rất nhiều thời gian. Đồng thời, trong quá trình lập hồ sơ thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, họ không lƣu giữ đủ một số giấy tờ theo quy định bắt buộc

theo tinh thần Nghị định số 54/2006/NĐ-CP về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. Bộ lao động, thƣơng binh và xã hội sửa đổi, bổ sung mục 7, thông tƣ 07/2006 hƣớng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, gồm 14 loại giấy tờ liên quan chứng minh địa bàn hoạt động ở chiến trƣờng, sức khỏe hiện tại của ngƣời hoạt động kháng chiến, tình trạng dị dạng, dị tật của con, chứng từ điều trị của bệnh viện, biên bản họp của địa phƣơng, danh sách niêm yết những ngƣời hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học của Uỷ ban nhân dân cấp xã… trong khi đó, phần đông các đối tƣợng hiện giờ hồ sơ đã thất lạc, lý lịch gốc không còn nên rất khó để làm các thủ tục hƣởng chế độ về nạn nhân da cam.

Đối với ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 1 tháng 1 năm 1945

Theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 6 của Nghị định 31/2013 thì việc xác nhận ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 1 tháng 1 năm 1945 căn cứ lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên, đƣợc các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản và trƣờng hợp xin xác nhận lý lịch của tỉnh ủy (không qua cấp trung gian)… cũng dễ “lọt lƣới” đối tƣợng không diện vẫn thụ hƣởng.

Đối với Liệt sĩ

Theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 thì ngƣời hy sinh chỉ đƣợc xác nhận là liệt sĩ, đƣợc báo tử và thân nhân đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi khi Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định tặng bằng “Tổ quốc ghi công”. Ở đây, sự đồng nhất giữa hình thức ghi nhận (cấp bằng “Tổ quốc ghi công”) nhƣ là điều kiện có ý nghĩa quyết định việc xác nhận liệt sĩ đã làm nảy sinh nhiều vƣớng mắc. Trƣớc hết, đó là sự không kịp thời và không có quy định thống nhất về thời gian kể từ ngày hy sinh cho đến ngày đối tƣợng đƣợc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” do thủ tục hành chính của việc xác nhận phải qua nhiều cấp (từ cơ sở đến Chính phủ và ngƣợc lại) và cách triển khai của các đơn vị cũng khác nhau. Có khi cùng vụ việc nhƣng

có thể thời điểm công nhận liệt sĩ khác nhau (vì không cùng đơn vị) hoặc ngƣời bị thƣơng đƣợc xác nhận và hƣởng chế độ thƣơng binh trƣớc, ngƣời hi sinh thì phải chờ; cũng có trƣờng hợp bằng khen thƣởng, tuyên dƣơng công trạng ghi là liệt sĩ nhƣng lại chƣa đƣợc xác nhận và chƣa đƣợc báo tử liệt sĩ vì chƣa đƣợc cấp bằng “Tổ quốc ghi công”? Cũng do chờ đợi lâu nên đã tạo ra khoảng trống về chính sách đối với thân nhân gia đình liệt sĩ, chế độ tiền lƣơng và phụ cấp không đƣợc trả tiếp, chế độ liệt sĩ chƣa đến thời điểm nhận (khoảng trống này dài hay ngắn lại tùy thuộc vào các cơ quan quản lý Nhà nƣớc) [21,tr. 9]. Vì vậy, việc quy định cấp bằng “Tổ quốc ghi công” vào thủ tục xác nhận liệt sĩ là bất hợp lý.

Đối với Thanh niên xung phong

Việc quy định những ngƣời tham gia Thanh niên xung phong trong kháng chiến phải có hồ sơ gốc mới có cơ sở xét duyệt và làm chế độ là quá khắt khe, thiếu tính thực tế. Bởi, phần lớn những đối tƣợng này không thể có hồ sơ gốc; thậm chí không có bất cứ giấy tờ gì minh chứng, hay nhƣ, yêu cầu phải có sự xác nhận của nơi đi thanh niên xung phong, nhƣng nhiều trƣờng hợp cựu Thanh niên xung phong tìm về địa phƣơng để xác nhận nhƣng không đƣợc. Những cựu Thanh niên xung phong là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn hơn, vì không còn nhớ đơn vị, ngƣời lãnh đạo, không biết viết chữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh nghệ an 07 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)