Nguyên tắc Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong luật tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 37 - 43)

tụng hình sự một số nƣớc

Nguyên tắc chế độ xét xử sở thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tƣ pháp nƣớc ta nói chung cũng nhƣ tƣ pháp hình sự nói riêng. Tuy nhiên, nguyên tắc này không phải đƣợc áp dụng ở tất cả các mô hình tố tụng của các nƣớc trên thế giới.

Các quốc gia theo mô hình tranh tụng nhƣ Hoa Kỳ, Anh áp dụng nguyên tắc đặc trƣng là xét xử chung thẩm mà không áp dụng nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Theo nguyên tắc này, các bản án, quyết định sau khi

ban hành sẽ mặc nhiên đƣợc thừa nhận là giải pháp cuối cùng đồng thời có hiệu lực pháp luật ngay, trừ những trƣờng hợp đặc biệt vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc những sai lầm về mặt pháp lý thì sẽ đƣợc tòa phúc thẩm xem xét lại. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm chỉ xem xét lại về mặt pháp lý và thủ tục mà không xét lại những nội dung và các sự kiện đã đƣợc Bồi thẩm đoàn quyết định tại tòa sơ thẩm. Các nƣớc theo mô hình tranh tụng không áp dụng nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vì họ đề cao vai trò, ý nghĩa của Bồi thẩm đoàn khi tham gia tố tụng để giải quyết vụ án hình sự ở các nƣớc này. Theo pháp luật TTHS của Hoa Kỳ, bị cáo có quyền xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra các tình tiết có lợi, xem xét đến lợi ích đối kháng của các bên. Hơn nữa, TTHS của Hoa Kỳ cũng dựa trên những quan điểm cho rằng Công tố viên có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và cả hai bên đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Quyết định của các Công tố viên đối với các tình tiết của vụ án cần phải có sức thuyết phục Bồi thẩm đoàn.

Trái lại, ở các nƣớc Liên bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản thì áp dụng nguyên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Cơ sở lý luận của việc quy định và áp dụng nguyên tắc này là do: Thứ nhất, với quan niệm rằng Thẩm phán dù đã đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn, có kiến thức pháp, có kinh nghiệm xét xử và đƣợc hỗ trợ kinh nghiệm thực tế của Hội thẩm hay Phụ thẩm khi xét xử nhƣng không thể tránh khỏi mắc sai lầm do trình độ, nhận thức, cảm tính cá nhân hoặc nhiều nguyên nhân khác. Để khắc phục những sai sót có thể xảy ra do những nguyên nhân đó, pháp luật tạo điều kiện cho ngƣời bị buộc tội cũng nhƣ những ngƣời tham gia tố tụng khác có cơ hội yêu cầu TA cấp trên xem xét lại một lần nữa. TA cấp trên, khi xét xử với Hội đồng số lƣợng Thẩm phán nhiều hơn, kinh nghiệm hơn sẽ là bảo đảm giải quyết đúng đắn, chính xác vụ án. Thứ hai, với nội dung của nguyên

tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bản án, quyết định có thể bị xem xét lại nên có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán sơ thẩm, giúp họ nâng cao trách nhiệm và thận trọng hơn.

Liên bang Nga, khó có thể xác định đƣợc mô hình tố tụng của Liên bang Nga là thuộc mô hình TTHS thẩm vấn hay mô hình TTHS tranh tụng bởi mô hình TTHS của Liên bang Nga vừa có yếu tố cơ bản của tranh tụng, vừa mang đặc điểm của TTHS thẩm vấn. BLTTHS của Liên bang Nga có nhiều nguyên tắc cơ bản tiến bộ của hoạt động tố tụng nhƣ nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ... Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thể hiện tại Điều 354 BLTTHS Liên bang Nga có nội dung nhƣ sau: Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm và TA cấp chống án chƣa có hiệu lực pháp luật đƣợc xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Ngƣời bị kết án, ngƣời đƣợc TA tuyên vô tội, những ngƣời bào chữa và ngƣời đại diện hợp pháp của họ, công tố viên, ngƣời bị hại và ngƣời đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của TA.

BLTTHS Liên bang Nga quy định có 3 loại chống án bao gồm phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Kháng nghị phúc thẩm và giám đốc thẩm liên quan đến những quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật. Tái thẩm là thủ tục xem xét lại các quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng nhƣ mở lại vụ án hình sự khi phát hiện ra chứng cứ mới. Theo quy định của luật TTHS Liên bang Nga, phán quyết của TA sẽ có hiệu lực pháp luật nếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra bản án mà các bên không có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hay giám đốc thẩm. Tƣơng tự nhƣ vậy, phán quyết của TA cấp phúc thẩm cũng sẽ có hiệu lực nếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra bản án mà không có kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm thì phán quyết của TA cấp

dƣới nếu không bị TA cấp giám đốc thẩm hủy bỏ sẽ có hiệu lực kể từ ngày phán quyết của Toà cấp giám đốc thẩm đƣợc ban hành. Phán quyết của TA cấp giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay khi ban hành và do đó, chỉ có thể bị xem xét lại theo thủ tục tái thẩm.

Bị cáo và luật sƣ của bị cáo, kiểm sát viên, ngƣời bị hại (hoặc đại diện của họ) có quyền yêu cầu xem xét lại các quyết định của TA.

Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cũng nhƣ pháp luật Việt Nam, nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc áp dụng phổ biến. Đứng đầu hệ thống TA của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là TAND Tối cao, sau đó đến TAND cấp cao, TAND cấp trung và cuối cùng là TAND cơ sở.

TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống xét xử, có thẩm quyền hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, xét xử sơ thẩm những vụ án đặc biệt có tầm quan trọng quốc gia, xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao khi có kháng cáo hoặc kháng nghị từ VKS nhân dân Tối cao hoặc vụ việc mà Tòa thấy rằng cần phải trực tiếp xét xử sơ thẩm.

TAND cấp cao là các TAND cấp tỉnh, cấp vùng tự trị và các thành phố trực thuộc trung ƣơng, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án quan trọng xảy ra trong địa bàn mình quản hạt, những vụ việc đƣợc TA cấp dƣới chuyển lên và những vụ án hình sự lớn có ảnh hƣởng tới tỉnh và có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án đã đƣợc TA cấp dƣới xét xử khi có kháng cáo, kháng nghị.

TAND cấp trung tổ chức tại đơn vị hành chính là thành phố thuộc tỉnh, có thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm trong một số vụ việc nhƣ những vụ việc đƣợc chuyển lên từ TA cơ sở, các vụ án hình sự có mức án tù chung thân hoặc tử hình, các vụ án mà ngƣời phạm tội là ngƣời nƣớc ngoài, xét xử phúc thẩm những vụ việc đã đƣợc xét xử bởi TAND cơ sở bị kháng cáo, kháng nghị.

TA cấp cơ sở là TA địa phƣơng tổ chức tại đơn vị hành chính cấp huyện, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có mức án thấp hơn án tử hình và án tù chung thân, có thẩm quyền chuyển vụ việc có tính chất nghiêm trọng lên TA cấp trên giải quyết.

Nhƣ vậy, theo quy định của BLTTHS nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, một vụ án hình sự có thể đƣợc xét xử ở hai cấp là sơ thẩm và phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị. Cũng giống nhƣ pháp luật TTHS Việt Nam, nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép ngƣời bị buộc tội, ngƣời bị hại và ngƣời đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, VKS có quyền kháng nghị bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm. Bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị sẽ đƣợc TA cấp trên trực tiếp xét xử lại. Tuy nhiên, ở nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, những vụ án hình sự do TANDTC xét xử sơ thẩm không áp dụng nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm phúc thẩm đƣợc bảo đảm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận nhƣ khái niệm, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm. Tác giả cũng chỉ ra đƣợc mỗi quan hệ giữa nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm với các nguyên tắc cơ bản khác của BLTTHS năm 2015 và khái quát đƣợc sự phát triển cũng nhƣ tìm hiểu quy định của một số nƣớc về nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Từ những phân tích ở chƣơng 1, có thể tổng kết lại một số vấn đề sau:

Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã đƣợc quy định trong luật TTHS của nƣớc ta từ những ngày đầu thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và đƣợc duy trì trong suốt quá trình phát triển của luật TTHS Việt Nam với những quy định ngày càng hoàn thiện hơn giúp TA xét xử chính xác, công minh, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nƣớc.

Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm khẳng định bất cứ một vụ án hình sự nào cũng đƣợc xét xử lần đầu tiên ở cấp sơ thẩm, có thể đƣợc xét xử lại ở cấp phúc thẩm nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm sửa chữa những sai lầm của bản án, quyết định sơ thẩm.

Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là nguyên tắc đặc trƣng ở giai đoạn xét xử, có mỗi liên hệ với các nguyên tắc khác của luật TTHS và đều hƣớng tới mục tiêu chung của TTHS là giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, chính xác, đúng pháp luật, không làm oan ngƣời vô tội cũng nhƣ không bỏ lọt tội phạm.

Trên cơ sở những kết quả của chƣơng 1, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích, làm rõ những quy định của BLTTHS nƣớc ta hiện hành về nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC CHẾ ĐỘ XÉT XỬ SƠ THẨM,

PHÚC THẨM ĐƯỢC BẢO ĐẢM TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)