3.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
3.1.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 01 thành phố với 199 xã, phƣờng, thị trấn. Trong những năm qua, tình hình an ninh, trật tự cơ bản đƣợc ổn định, tuy nhiên vẫn còn nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động của các loại tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp; đặc biệt, các vụ án về ma túy, giết ngƣời, trộm cắp tài sản, hiếp dâm trẻ em… có chiều hƣớng gia tăng, thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng hình sự ngày càng tinh vi, manh động.
Trong thời gian qua, các loại tội phạm về ma túy luôn chiếm tỷ lệ cao so với số lƣợng án đã thu lý giải quyết. Cụ thể, năm 2014 chiếm 41,6 %, năm 2015 chiếm 35 %, năm 2016 chiếm 40 %, năm 2017 chiếm 37 %, năm 2018 chiếm 37 %. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn biên giới tỉnh Cao Bằng rất phức tạp với thủ đoạn hoạt động mới. Nhiều đối tƣợng vận chuyển ma túy tổng hợp và ma túy dạng đá xuất hiện thời gian gần đây với số lƣợng lớn vƣợt biên từ Trung Quốc sang Việt Nam qua địa bàn các huyện giáp biên nhƣ huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Phục Hòa… Điều đáng nói là hầu hết những tội phạm ma túy vào địa bàn biên giới hoạt động đều trang bị các loại vũ khí nhƣ súng, lựu đạn, dao bấm... để chống trả
lực lƣợng chức năng. Phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của chúng đều mang đậm tính chất xã hội đen với hoạt động khép kín, thủ đoạn tinh vi, ma mãnh. Bên cạnh đó, số ngƣời nghiện ma túy trên địa bàn biên giới cũng đang có xu hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp. Các địa phƣơng bắt đƣợc nhiều vụ ma tuý nhất là khu vực biên giới thuộc xã Minh Long, Lý Quốc, huyện Hạ Lang, khu vực biên giới cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa và xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Tình hình hoạt động của tội phạm ma túy có chiều hƣớng ngày càng khó kiểm soát, bởi sự móc nối giữa các đối tƣợng bên kia biên giới với các đối tƣợng ngƣời Việt Nam hình thành các đƣờng dây khép kín vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển, mua bán lẻ chất ma túy cho các đối tƣợng nghiện vẫn diễn ra tại các địa bàn trọng điểm, khu vực hai bên cánh gà cửa khẩu, lối mở. Đáng chú ý, những đối tƣợng ngƣời Trung Quốc không chỉ tổ chức những điểm bán lẻ ma túy sát biên giới, mà còn trực tiếp vận chuyển ma túy, mang cả cân điện tử sang địa bàn khu vực biên giới Việt Nam để bán cho các đối tƣợng nghiện.
Tiếp theo phải kể đến là các loại tội về xâm phạm quyền sở hữu. Đây cũng là hệ lụy của tội phạm ma túy. Tình trạng buôn bán ma túy ngày càng gia tăng đã trực tiếp làm gia tăng con nghiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phần lớn tội phạm xâm phạm sở hữu đều do các con nghiên thực hiện do không có việc làm ổn định, không có tiền sử dụng ma túy nên chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác bằng các hình thức lừa đảo, cƣớp giật, trộm cắp để có tiền sử dụng ma túy. Các vụ án về xâm phạm sở hữu có tính chất nhỏ lẻ, đơn giản nhƣng chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, năm 2014 chiếm 28%, năm 2015 chiếm 37 %, năm 2016 chiếm 30 %, năm 2017 chiếm 31 %, năm 2018 chiếm.
Ngoài nhóm tội phạm về ma túy và nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu cũng phải nói đến nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Tuy chiếm tỷ lệ ít hơn (năm 2014 chiếm 16,7%, năm 2015 chiếm 11%, năm 2016 chiếm
13%, năm 2017 chiếm 13 %, năm 2018 chiếm 9%) nhƣng tính chất nguy hiểm lớn với nhiều vụ án rúng động gây xôn xao dƣ luận nhƣ vụ Bế Ích Thi chặt xác để phi tang sảy ra năm 2016 tại huyện Phục Hòa, vụ Lý Đình Khánh giết 04 ngƣời trong cùng một gia đình và đốt nhà để phi tang tại huyện Thạch An, vụ bác sỹ Hải giết vợ vứt xác xuống sông để phi tang sảy ra vào năm 2018 tại thành phố Cao Bằng...
Bên cạnh đó còn có các nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; tội phạm về chức vụ, tuy nhiên chỉ có 1-10 vụ, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian quan không có nhóm tội về xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, tội phạm về môi trƣờng.