Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 74)

Về nguyên tắc, bản án và quyết định của TA khi đã có hiệu lực pháp luật phải đảm bảo tính ổn định và đƣợc đƣa ra thi hành. Tuy nhiên, nếu bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc phát sinh tình tiết mới làm thay đổi

căn bản nội dung vụ án mà ảnh hƣởng đến lợi ích Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đặc biệt nếu làm oan ngƣời vô tội thì vẫn có cơ chế để khắc phục. Do đó, BLTTHS đã quy định thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xét lại bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật mắc sai lầm.

2.4.1. Thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là thủ tục TTHS đặc biệt, trong đó TA có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Về bản chất, giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử. Giám đốc thẩm là hoạt động tố tụng đặc biệt, xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA khi phát hiện có sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm nghiêm trọng đƣợc dùng làm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm quy định tại Điều 371 BLTTHS bao gồm:

- Kết luận trong bản án, quyết định của TA không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án: Đây là trƣờng hợp kết luận trong bản án, quyết định của TA không dựa trên những sự kiện có thật của vụ án và đã đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra, làm sáng tỏ.

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án: Những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có thể là quá trình điều tra bị cáo bị ép cung, nhục hình nên khai báo không đúng sự thật, không trƣng cầu giám định hoặc kết quả trƣng cầu giám định không đúng, HĐXX không đúng thành phần... Những vi phạm thủ tục tố tụng đó dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhƣ áp dụng sai tội danh, sai điều luật, không tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp bị cáo phạm nhiều tội...

Bất cứ ai đều có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của TA án nhƣng không phải ai cũng có quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Những ngƣời có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quy định tại Điều 373 BLTTHS nhƣ sau:

- Chánh án TAND tối cao, Viện trƣởng VKS nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao;

- Chánh án TA quân sự trung ƣơng, Viện trƣởng VKS quân sự trung ƣơng có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA quân sự cấp quân khu, TA quân sự khu vực.

- Chánh án TAND cấp cao, Viện trƣởng VKS nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Để đảm bảo tính ổn định của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Điều 379 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật” [47, Điều 379]. Quy định này thƣờng đƣợc áp dụng đối với các kháng nghị nhƣ yêu cầu áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng hình phạt đối với ngƣời bị kết án, kháng nghị để kết tội ngƣời đã đƣợc TA tuyên bố là không có tội. Cũng tại Điều luật trên “Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ”. [47, Điều 379] Quy định này thƣờng đƣợc áp dụng đối với các kháng nghị hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

và đình chỉ vụ án vì ngƣời kết án không phạm tội, yêu cầu hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại theo hƣớng giảm hình phạt, minh oan cho bị cáo. Đối với vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, nếu có vi phạm mà phải kháng nghị giám đốc thẩm nhƣng chỉ liên quan đến nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì sẽ kháng nghị theo những quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Khi tiến hành giám đốc thẩm đối với vụ án hình sự, Hội đồng giám đốc thẩm có những quyền sau:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị (Điều 389 BLTTHS năm 2015): Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của TA cấp sơ thẩm hoặc TA cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật (Điêu 390): Việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy, sửa bản án, quyết định không đúng pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật nhằm hạn chế đƣợc việc phải xét xử đi, xét xử lại một vụ án nhiều lần trong khi đó nội dung vụ án không có gì thay đổi mà trƣớc đây đã có bản án, quyết định có căn cứ và đúng pháp luật.

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điêu 391): Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ sau: Kết luận trong bản án, quyết định của TA không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Nếu hủy

bản án để xét xử lại thì tùy trƣờng hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm.

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án (Điều 392 BLTTHS năm 2015): Khi có một trong các căn cứ sau, Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chƣa đến tuổi chịu TNHS; Ngƣời mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS; Tội phạm đã đƣợc đại xá; Ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trƣờng hợp cần tái thẩm đối với ngƣời khác; Tội phạm khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại mà bị hại hoặc ngƣời đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

- Sửa án bán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 393 BLTTHS năm 2015): Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ điều kiện sau: Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã đầy đủ, rõ ràng; việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của ngƣời bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đƣơng sự. Nhƣ vậy, phải đảm bảo đủ hai điều kiện trên thì Hội đồng giám đốc thẩm mới có quyền sửa bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Trƣờng hợp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đã đầy đủ, rõ ràng nhƣng việc sửa bản án, quyết định làm thay đổi bản chất của vụ án hoặc làm xấu đi tình trạng của ngƣời bị kết án, gây bất lợi cho bị hại, đƣơng sự thì Hội đồng giám đốc thẩm không đƣợc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà tùy từng trƣờng hợp phải hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm: Hội đồng giám đốc thẩm đình chỉ xét xử giám đốc thẩm khi ngƣời có thẩm quyền kháng nghị đã rút toàn bộ kháng nghị.

So với quy định tại Điều 285 BLTTHS năm 2003 thì điều 388 của BLTTHS 2015 có hai bổ sung quan trọng:

Thứ nhất, bổ sung thẩm quyền “Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm” quy định tại khoản 6 Điều Điều 388 BLTTHS năm 2015. BLTTHS năm 2003 không quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị cho nên trên thực tế khi rút quyết định kháng nghị thì TA cũng không ra quyết định mà mạc nhiện đƣợc coi là không còn thủ tục giám đốc thẩm. BLTTHS năm 2015 đã khắc phục đƣợc vấn đế này, quy định chi tiết, cụ thể và giải quyết đối với những trƣờng hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Quy định thêm thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 381 BLTTHS năm 2015 khi ngƣời có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm rút toàn bộ quyết định kháng nghị.

Thứ hai, BLTTHS 2015 bổ sung thẩm quyền “Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” (tại khoản 5, Điều 388). Theo quy định của BLTTHS năm 2003, chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có tên nguyên tắc là “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 thay đổi tên gọi “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm”. Việc thay đổi tên nguyên tắc là phù hợp với việc bổ sung thẩm quyền sửa bản án của Hội đồng giám đốc thẩm. Việc này đã khắc phục đƣợc tình trạng vụ án bị kéo dài do phải xét xử sơ thẩm, phúc thẩm lại nhiều lần. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393 BLTTHS năm 2015.

Với quy định nhƣ vậy, khi xem xét vụ án theo trình tự giám đốc thẩm mà đã rõ ràng về chứng cứ, không cần phải xét xử lại thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà không cần hủy án để xét xử lại. Nhƣ vậy tránh đƣợc tình trạng giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích của ngƣời dân, gây tốn kém, lãng phí ngân

sách Nhà nƣớc cũng nhƣ ảnh hƣởng không tốt đối với tâm lý của những ngƣời tham gia tố tụng.

Việc cho phép Hội đồng giám đốc thẩm sửa án không vi phạm nguyên tắc Hiến định “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm” mà lại đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Để đảm bảo tranh tụng, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định trƣờng hợp có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, TA phải triệu tập ngƣời bị kết án, ngƣời bào chữa và những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn đƣợc tiến hành.

Tại khoản 2 Điều 393 quy định: “Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.” [47, Điều 393]. Quy định này có nghĩa là Hội đồng Giám đốc thẩm chỉ sửa bản án quyết định khi có lợi cho ngƣời bị kết án nhƣ: sửa tội danh nhẹ hơn, giảm hình phạt chính, giảm hình phạt bổ sung; sửa về việc áp dụng các biện pháp tƣ pháp nhƣ tịch thu vật, tiền mà TA cấp Giám đốc thẩm có căn cứ cho rằng vật, tiền đó không trực tiếp liên quan đến vụ án…Hội đồng giám đốc thẩm không đƣợc tăng hình phạt, kể cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung, áp dụng thêm biện pháp tƣ pháp hoặc áp dụng thêm hình phạt bổ sung, không đƣợc sửa về biện pháp chấp hành hình phạt (không cho hƣởng án treo), không đƣợc sửa về tăng án phí hình sự, dân sự sơ thẩm…Hơn nữa, về mặt lý luận bổ sung quy định này sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, không quay vòng nhiều lần, gây tốn kém về chi phí và thời gian của đƣơng sự cũng nhƣ của nhà nƣớc; đồng thời bảo đảm cho việc giải quyết vụ án có điểm dừng, giải quyết đƣợc những vƣớng mắc, bất cập gặp phải trong thời gian qua vừa tránh đƣợc tình trạng việc vụ án xét xử qua nhiều lần, nhiều cấp và có những vụ việc kéo dài nhiều năm và không có điểm dừng.

2.4.2. Thủ tục tái thẩm

Tái thẩm không đƣợc coi là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật đƣợc xem xét lại trên cơ sở có kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của TA trƣớc đó. Những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của TA đƣợc quy định tại Điều 398 BLTTHS 2015 bao gồm:

- Có căn cứ chứng minh lời khai của ngƣời làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của ngƣời phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết đƣợc mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Nhƣ vậy, khi phát hiện một hay nhiều tình tiết nêu trên, ngƣời có thẩm quyền kháng nghị sẽ ra quyết định kháng nghị và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đƣợc xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Để đảm bảo tính đúng đắn khi xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm cần phải xác minh tình tiết mới đƣợc phát hiện. Do đó, BLTTHS quy định chỉ có Viện trƣởng VKS nhân dân mới có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm, cụ thể:

- Viện trƣởng VKS nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

- Viện trƣởng VKS quân sự trung ƣơng có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA quân sự cấp quân khu, TA quân sự khu vực.

- Viện trƣởng VKS nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)