Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm và xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 87 - 95)

3.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

3.1.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm và xét

thẩm và xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Hệ thống TA trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gồm có TAND tỉnh Cao Bằng và 13 TAND cấp huyện, không có TA quân sự. Nhƣ phân tích ở chƣơng 1, nội dung của nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thể hiện qua các quy định về xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. BLTTHS năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bỏ thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm của TAND cấp tỉnh. Thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ do TA cấp cao và TANDTC thực hiện. Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018, nhƣ vậy trong khoảng thời gian nghiên cứu vẫn thi hành BLTTHS năm 2003 và TAND tỉnh Cao Bằng vẫn có thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2018, TAND tỉnh Cao Bằng không có vụ án hình sự nào vi phạm pháp luật bị tái thẩm và

giám đốc thẩm. Do đó, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3.1.2.1. Xét xử sơ thẩm

Theo báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng nhiệm vụ công tác của TAND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2018, TAND tỉnh Cao Bằng xét xử theo thủ tục sơ thẩm 2.456 vụ án với 3.795 bị cáo. Cụ thể năm 2014 là 461 vụ/739 bị cáo, năm 2015 là 449 vụ/694 bị cáo, năm 2016 là 472 vụ/710 bị cáo, năm 2016 là 479 vụ/718 bị cáo, năm 2018 là 595 vụ/934 bị cáo.

Các vụ án hình sự sơ thẩm đã thụ lý đúng thẩm quyền, 100 % vụ án đảm bảo giải quyết đúng thời hạn luận định. Tỷ lệ giải quyết án trong 05 năm trở lại đây luôn đạt trên 98%, cụ thể năm 2014 là 100%, năm 2015 là 99,33%, năm 2016 là 98,74%, năm 2017 là 99,37%, năm 2018 là 98,50%. Kết quả giải nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tỷ lệ giải quyết án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2018. Năm yết Tổng số Xét xử Trả hồ sơ điều tra bổ sung Đình chỉ Vụ % Vụ % Vụ % 2014 461 461 100 2015 449 442 98,44 07 1,56 2016 472 467 98,94 05 1,06 2017 479 470 98,13 05 1,04 04 0,83 2018 595 583 97,98 08 1,34 04 0,68

(Nguồn: TAND tỉnh Cao Bằng)

Quá trình xét xử các vụ án hình sự, TAND tỉnh Cao Bằng luôn tuân thủ đúng các quy định của BLTTH về thẩm quyền, giới hạn xét xử, thời hạn xét xử... và quy định của BLHS. Xử phạt nghiêm khắc loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhƣ Giết ngƣời, hiếp dâm, tội phạm về ma

túy, tội phạm về chức vụ.... Mức hình phạt đã tuyên phù hợp với tính chất, vai trò và mức độ phạm tội của từng bị cáo trong từng vụ án cụ thể đảm bảo đúng quy định của pháp luật và văn bản hƣớng dẫn của cấp trên.

Việc tranh tụng tại phiên tòa đƣợc thực hiện theo đúng tinh thần cải cách tƣ pháp và quy định của pháp luật TTHS, theo đó, TA không hạn chế thời gian tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tranh tụng đƣa ra chứng cứ và trình bày hết ý kiến của mình. Đặc biệt, trong năm 2017 có hai vụ án hình sự lớn với sự tham gia của nhiều luật sƣ nhƣ vụ Hồ Bá Lập và đồng bọn phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy với 12 bị cáo và 11 luật sƣ, vụ Hoàng Thị Vấn phạm tội giết ngƣời với 12 luật sƣ bào chữa. Thực hiện đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015, HĐXX đã đảm bảo điều khiển việc tranh tụng tại phiên tòa theo đúng tinh thần của cải cách tƣ pháp, đảm bảo các quyền của Kiểm sát viên, Luật sƣ, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác tạo ra những bƣớc chuyển biến cơ bản trong hoạt động tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa, HĐXX đã đƣa ra các phán quyết đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật đƣợc dƣ luận xã hội ủng hộ.

Về cơ bản, trong công tác xét xử các vụ án hình sự luôn đảm bảo xử lý đúng ngƣời, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, không có trƣờng hợp nào kết án oan ngƣời không có tội cũng nhƣ bỏ lọt tội phạm. Việc tranh tụng tại phiên tòa không ngừng đƣợc chú trọng theo hƣớng hiệu quả, thực chất; việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng. Những vụ án điển hình, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm TA đều đƣa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.

3.1.2.2. Xét xử phúc thẩm

Qua số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2018, các vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã giảm xuống. Cụ thể, tỷ lệ phần trăm vụ án có

kháng cáo, kháng nghị so với tổng án hình sự thụ lý giải quyết là: Năm 2014 chiếm 13%, năm 2015 chiếm 12%, năm 2016 chiếm 8,4%, năm 2017 chiếm 10%, năm 2018 chiếm 9%. Nội dung kháng cáo phần lớn là xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xin đƣợc hƣởng án treo; xin giảm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, bên cạnh đó, vẫn có kháng cáo kêu oan, điển hình là vụ Đàm Thị Liên xử năm 2018 về tội tham ô tài sản, bị cáo kháng cáo kêu oan, cấp phúc thẩm hủy án để điều tra bổ sung.

Theo thống kê của TA và VKS lƣợng án có kháng nghị chiếm tỷ lệ rất ít so với lƣợng án có kháng cáo. Lý do của việc số lƣợng án sơ thẩm bị kháng cáo chiếm tỷ lệ cao so với số lƣợng án đã xét xử sơ thẩm một mặt do pháp luật TTHS không hạn chế ngƣời tham gia tố tụng có quyền kháng cáo, thủ tục kháng cáo đơn giản, dễ thực hiện. Mặt khác, bất cứ kháng cáo nào hợp lệ về mặt hình thức cũng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, kháng cáo không có căn cứ không làm phát sinh trách nhiệm của ngƣời kháng cáo. Việc có nhiều kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chƣa trực tiếp phản ánh chất lƣợng xét xử sơ thẩm, bởi lẽ trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm không ít kháng cáo, kháng nghị bị rút và nhiều trƣờng hợp TA cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Bảng 3.2: Tỷ lệ giải quyết án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Cao Bằng từ năm 2014 đến năm 2018.

Năm Thụ lý Giải quyết

Kết quả Y án Hủy Sửa Đình chỉ 2014 59 59 20 03 08 28 2015 55 55 17 03 10 25 2016 40 40 13 04 08 15 2017 49 48 16 3 09 20 2018 54 54 07 01 14 32

Qua số liệu thống kê cho thấy, phần lớn kết quả giải quyết của cấp phúc thẩm là y án hoặc đình chỉ do ngƣời kháng cáo rút đơn kháng cáo. Số án, quyết định sơ thẩm bị hủy chiếm tỷ lệ ít. Bản án, quyết định bị sửa phần lớn là giảm nhẹ hình phạt, chuyển từ tù giam sang án treo, sửa phần trách nhiệm dân sự và một số ít là án phí.

Nhìn chung, việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng luôn đảm bảo đúng pháp luật. TA cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm trong qua trình xét xử lại vụ án qua đó kịp thời phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm và khắc phục những sai lầm, thiếu sót đó, bảo vệ đƣợc triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

3.1.2.3. Một số tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và những nguyên nhân

Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, quá trình giải quyết các vụ án hình sự luôn đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các nguyên tắc của TTHS nói chung cũng nhƣ nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc thực hiện triệt để nhằm xác định sự thật khác quan của vụ án. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, cụ thể:

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỉnh Cao Bằng luôn đạt tỷ lệ giải quyết án hình sự cao tuy nhiên vẫn có án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Nguyên nhân là do nhận thức pháp luật của một số ngƣời tiến hàng tố tụng chƣa thống nhất dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật. Bên cạnh đó, một số ít Thẩm phán trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, còn mang

nặng tính chủ quan, duy ý chí, chƣa đề cao tinh thần trách nhiệm, chƣa chịu khó rèn luyện nghiên cứu văn bản pháp luật mới ban hành và những tài liệu tổng kết công tác xét xử do TAND Tối cao ban hành. Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ngƣời đứng đầu một số đơn vị chƣa cụ thể, sâu sát cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Một số đơn vị TA cấp huyện chƣa khắc phục triệt để việc xác định đầy đủ thông tin tiền án, tiền sự, nhân thân của bị cáo, việc thông báo kháng cáo chƣa đầy đủ, việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ chƣa toàn diện, còn thiếu khách quan dẫn đến giải quyết vụ án không đúng với quy định của pháp luật.

Đối với Hội thẩm, theo quy định của Hiến pháp và BLTTHS Thẩm phám, Hội thẩm ngang quyền nhau, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, mọi quyết định của HĐXX đƣợc biểu quyết theo đa số. Thế nhƣng, trên thực tế phần lớn Hội thẩm không thực hiện đúng trách nhiệm và nhiệm vụ pháp luật trao cho, việc Hội thẩm tham gia xét xử còn mang nặng tính hình thức, Hội thẩm ỷ lại quá nhiều vào Thẩm phán, không có tƣ duy độc lập; các quyết định của HĐXX chủ yếu do Thẩm phán chủ toạ phiên toà đƣa ra và Hội thẩm đồng ý. Công tác lựa chọn, bầu cử Hội thẩm cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đặc biệt việc bồi dƣỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu xét xử. Mặt khác, phần lớn Hội thẩm tập trung làm công tác chuyên môn, chƣa thực sự coi trọng công tác xét xử và xác định đƣợc rõ vai trò của mình nên chƣa giành nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ cũng nhƣ nghiên cứu các quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, Thẩm phán chủ toạ phiên toà là ngƣời điều khiển phiên toà, nhƣng do tƣ duy cũ và thói quen của Thẩm phán từ thế hệ này qua thế hệ khác quá tập trung vào việc xét hỏi bị cáo mà không quan tâm đến việc điều khiển phiên toà nhất là điều khiển việc tranh luận giữa ngƣời bào chữa

với Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Đây là khâu yếu nhất của Thẩm phán chủ toạ phiên toà trong hệ thống TA nói chung và TA tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 309, BLTTHS năm 2015, khi xét hỏi bị cáo, chủ toạ phiên toà phải để bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. HĐXX hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có phiên tòa chủ tọa không để cho bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án, mà chủ toạ phiên toà đặt ngay các câu hỏi theo diễn biến sự việc mà nội dung bản cáo trạng nêu. Vẫn còn tình trạng, tại phiên tòa chủ toạ phiên toà hỏi là chính, hỏi hết cả phần của Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa; hỏi nhƣ một Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hỏi bị can trong giai đoạn điều tra; Thẩm phán không chỉ hỏi mà còn giáo dục bị cáo, bình luận, nhận xét, tỏ thái độ đối với lời khai của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác trong khi đó thì lại không giải thích cho bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng về quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà theo quy định của BLTTHS.

Kiểm sát viên tham gia phiên toà hình sự sơ thẩm để thực hiện quyền công tố. BLTTHS đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Theo đó, tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng, bổ sung cáo trạng hoặc rút cáo trạng tại phiên toà; tham gia xét hỏi tại phiên toà, trình bày lời luận tội, tranh luận với ngƣời bào chữa hoặc bị cáo; đƣa ra chứng cứ hoặc yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trƣờng hợp Kiểm sát viên ít tham gia xét hỏi bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác để chứng minh tội phạm, mà ỷ lại HĐXX xét hỏi; khi trình bày lời luận tội tại phiên toà không căn cứ vào kết quả xét hỏi mà lại căn cứ vào Bản cáo trạng và bản luận tội đã chuẩn bị trƣớc đó mặc dù kết quả xét hỏi tại phiên toà đã có nhiều nội dung không phù hợp với cáo trạng đã công bố; hơn nữa, sau khi ngƣời bào chữa trình

bày lời bào chữa cho bị cáo và đề nghị Kiểm sát viên tranh luận về từng vấn đề mà ngƣời bào chữa nêu ra thì vẫn còn tình trạng Kiểm sát viên không tranh luận lại, thậm chí chỉ nói một câu “vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố”. Nhƣ vậy, chất lƣợng tranh tụng của Kiểm sát viên tại một số phiên tòa chƣa đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp.

Trƣớc ngày 01/01/2018 áp dụng BLTTHS năm 2003. Theo Điều 234 BLTTHS năm 2003, thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Theo Điều 229 BLTTHS 2003 thì thời hạn giao bản án cho VKS cùng cấp là trong thời hạn 10 ngày nhƣng không quy định việc giao bản án cho VKS cấp trên trực tiếp mà do VKS cấp dƣới chuyển lên. Tuy nhiên, trên thực tế, VKS cấp dƣới gửi lên thƣờng rất muộn và quá hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc phát hiện vi phạm của các bản án sơ thẩm để kháng nghị gặp nhiều trở ngại vì đã hết thời hạn kháng nghị nên phần nào đã ảnh hƣởng đến quyền kháng nghị của VKS. Đó không chỉ là hạn chế của tỉnh Cao Bằng nói riêng mà là tình trạng chung của cả nƣớc. BLTTHS năm 2015 đã khắc phục đƣợc hạn chế này. Khoản 1 Điều 262 quy định “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, TA cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, VKS cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, VKS cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ”. Với quy định nhƣ vậy, quyền kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp đã đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)