2.2. Mỗi quan hệ giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
2.3.1. Những quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nhƣng dựa vào tính chất của xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 330, ngƣời có quyền kháng cáo quy định tại Điều 331 và kháng nghị của VKS quy định tại Điều 336 BLTTHS 2015 có thể khái quát kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nhƣ sau:
Kháng cáo phúc thẩm là việc ngƣời tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật đƣợc quyền kháng cáo thực hiện quyền đề nghị TA cấp trên xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn luật định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc của ngƣời tham gia tố tụng khác.
Quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm không áp dụng cho tất cả các chủ thể tham giam tố tụng mà chỉ quy định cho những ngƣời tham gia tố tụng khi quyền lợi của họ hoặc quyền lợi của ngƣời mà họ có trách nhiệm bảo vệ có thể bị ảnh hƣởng do quyết định của TA sơ thẩm.
Kháng nghị là việc ngƣời có thẩm quyền yêu cầu TA bằng văn bản xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo, kháng nghị là điều kiện, là cơ sở để xét xử lại vụ án ở cấp phúc thẩm
BLTTHS năm 2015 quy định: Bị cáo, bị hại, ngƣời đại diện của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm cả về phần hình sự lẫn phần bồi
thƣờng thiệt hại và những quyết định khác của vụ án; Ngƣời bào chữa có quyền kháng cáo trong trƣờng hợp họ bào chữa để bảo vệ lợi ích của ngƣời dƣới 18 tuổi, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất. Quyền kháng cáo này có phạm vi rộng nhƣ quyền kháng cáo của bị cáo đồng thời hoàn toàn không lệ thuộc vào ý chí của bị cáo mà vẫn có giá trị pháp lý tƣơng tự; những ngƣời tham gia tố tụng khác nhƣ nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và ngƣời đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thƣờng thiệt hại hoặc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đƣơng sự là ngƣời dƣới 18 tuổi hoặc ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời mà mình bảo vệ; ngƣời đƣợc TA tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền kháng cáo, luật TTHS quy định ngƣời kháng cáo có thể gửi đơn kháng cáo đến TA đã xét xử sơ thẩm hoặc TA cấp phúc thẩm. Ngƣời kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với TA đã xét xử sơ thẩm hoặc TA phúc thẩm về việc kháng cáo. Trong trƣờng hợp này, TA phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo đối với bản án và quyết định sơ thẩm đƣợc quy định khác nhau. Đối với bản án, trƣờng hợp ngƣời có quyền kháng cáo có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc bản án hoặc ngày bản án đƣợc niêm yết theo quy định nếu họ vắng mặt tại phiên tòa. Đối với quyết định sơ thẩm, thời hạn kháng cáo là 07 ngày kể từ ngày ngƣời có quyền kháng cáo nhận đƣợc quyết định. Để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định sơ thẩm, về nguyên tắc, kháng cáo quá thời hạn nêu trên không đƣợc chấp nhận. Tuy
nhiên, việc kháng cáo quá hạn đƣợc chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan nhƣ thiên tai, lũ lụt, ốm đâu, tai nạn ... phải nằm viện mà ngƣời kháng cáo không thể thực hiện đƣợc quyền kháng cáo trong thời hạn do BLTTHS quy định.
Về kháng nghị, BLTTHS quy định, VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp đều có quyền kháng nghị bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩm. đối với kháng cáo, pháp luật cho phép hình thức kháng cáo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp tại TA nhƣng đối với kháng nghị hình thức buộc phải thể hiện bằng văn bản và gửi đến TA đã xét xử sơ thẩm. Thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với quyết định sơ thẩm, thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 07 ngày, của VKS cấp trên tực tiếp là 15 ngày kể từng ngày TA ra quyết định. Khác với việc kháng cáo, trong mọi trƣờng hợp kháng nghị quá hạn đều không đƣợc TA chấp nhận.
Việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm hoàn toàn lệ thuộc vào ý chí của ngƣời có quyền kháng cáo, kháng nghị. Do đó, ngƣời đã kháng cáo, VKS đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị có thể đƣợc thực hiện ở thời điểm trƣớc khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo không đƣợc làm xấu đi trình trạng của bị cáo. Ngƣời kháng cáo, VKS cũng có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Tại phiên tòa phúc thẩm, phần kháng cáo, kháng nghị đã rút không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì HĐXX phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo, kháng nghị bị rút. BLTTHS năm 2003 quy định TA cấp phúc thẩm có quyền xem xét các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút mà không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác. Đây là quy định logic và phù hợp với quy định về
phạm vi xét xử, sửa bản án sơ thẩm. Vì phần kháng cáo, kháng nghị đã bị rút coi nhƣ không có kháng cáo, kháng nghị, TA cấp phúc thẩm khi xét xử phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị và nếu có căn cứ, có thể áp dụng quy định có lợi cho bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, không bị giới hạn bởi phần kháng cáo, kháng nghị đã rút. Với tinh thần và nội dung không thay đổi, tuy nhiên, khoản 3 Điều 342 và khoản 2 Điều 348 BLTTHS 2015 quy định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với trƣờng hợp rút một phần kháng cáo, kháng nghị mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị còn lại là không phù hợp với quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm cũng nhƣ vô hiệu hóa một phần sửa bản án sơ thẩm đối với những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo kháng nghị. Ngay cả khi HĐXX phúc thẩm có căn cứ có thể sửa bản án theo hƣớng: Giảm hình phạt cho bị cáo, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo nguyên tắc có lợi cho họ cũng không thể thực hiện đƣợc.
Nhƣ vậy, chỉ khi có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm mới đƣợc đƣa ra xét xử lại ở cấp phúc thẩm. TA cấp phúc thẩm xét xử trong phạm vi nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trƣờng hợp xét thấy cần thiết TA cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm.