3.3. Một số giải pháp bảo đảm tuân thủ nguyên tắc chế độ xét xử sơ
3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động trang tụng tại phiên tòa, nâng cao chất lƣợng xét
lượng xét xử
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề cao vấn đề tranh tụng tại phiên tòa nhằm đảm bảo dân chủ hơn nữa đối với hoạt động tố tụng, nâng cao trách nhiệm của công tố viên trong việc chứng minh tội phạm, nâng cao vai trò của ngƣời bào chữa trong quá trình tố tụng, đề cao các quyền của bị can, bị cáo trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Về thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc tranh tụng tại phiên tòa đƣợc chú trọng, không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng, đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đƣa ra chứng cứ, trình bày hết các ý kiến của mình; trên cơ sở kết quả tranh tụng, HĐXX mới đƣa ra đƣợc các phán quyết đúng pháp luật.
Để việc tranh tụng đạt hiệu quả cao, các bên tranh tụng phải phát huy đƣợc hết vai trò của mình. Đối với kiểm sát viên, là ngƣời có vị trí quan trọng trong việc giám sát các hoạt động xét xử, đồng thời là bên buộc tội khi tham gia tranh tụng do đó, để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên khi đƣợc giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc diễn biến của vụ án, kiểm tra chắc chắn những chứng cứ buộc tội, gỡ tội và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Kiểm sát viên cần xây dựng kế hoạch tranh luận tại phiên tòa và chuẩn bị các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ án, chú ý những lập luận của mình để việc truy tố là có căn cứ, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời có phƣơng pháp đối đáp khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Việc đối đáp phải dựa vào các tại liệu, chứng cứ của vụ án đã đƣợc xét hỏi và dựa vào các quy định của pháp luật. Kiểm sát viên cần có thái độ bình tĩnh và phản ứng linh hoạt khi đối đáp với ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác.
Đối với ngƣời bào chữa: Cần tăng cƣờng số lƣợng cho đội ngũ luật sƣ và nâng cao vai trò, vị trí của luật sƣ trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Không ngừng nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng tranh tụng cho luật sƣ. Ngoài việc có kiến thức vững chắc về mặt pháp luật khi tham gia tranh tụng, ngƣời bào chữa nói chung và luật sƣ nói riêng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngƣời bào chữa. Thực hiện đúng nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ nhƣng không đƣợc bào chữa theo hƣớng sai lệch sự thật khách quan của vụ án.
Với HĐXX, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là điều hết sức cần thiết để. Khi xét xử, TAND Nhà nƣớc đƣa ra những phán quyết cuối cùng đối với việc giải quyết vụ án. Những phán quyết đó phải dựa trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa, trực tiếp nghe ý kiến của bên buộc tội và bên gỡ tội. HĐXX đóng vai trò là ngƣời trọng tài, không thiên vị, không dựa vào cảm tính cá nhân mà phải đƣa ra một phán quyết đúng đắn, đầy đủ và toàn diện. Muốn thực hiện đƣợc điều này, ngay từ khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa nên chủ động tạo điều kiện để các bên tham gia trang tụng hỏi những ngƣời tham gia tố tụng khác, khắc phục đƣợc tình trạng nhƣ hiện nay là HĐXX hỏi trƣớc nên đã tập trung quá nhiều vào việc xét hỏi. Chủ tọa điều khiển để các bên tranh tụng tập trung làm rõ những vấn đề của vụ án, đồng thời khi thấy những câu hỏi của Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa, luật sƣ có những biểu hiện không tôn trọng ngƣời đƣợc hỏi hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật phải kịp thời nhắc nhở. Trong khi các bên đối đáp, chủ tọa phiên tòa cần chú ý đến những lập luận các bên đƣa ra dựa trên cơ sở nào, có căn cứ hay không để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cần xây dựng một nền tƣ pháp văn minh, tiến bộ, trong đó TA đóng vai trò trung tâm. Uy tín của TA chính là tín nhiệm của thể chế chính trị, của Nhà nƣớc, bởi đây là niềm tin của ngƣời dân vào công lý, công bằng xã hội. Vì vậy, mỗi quyết định, mỗi bản án phải làm sao để thực sự để ngƣời dân "tâm phục, khẩu phục", khuất phục đƣợc tội phạm, thuyết phục đƣợc các bên, đƣợc công chúng đồng thuận; phải tạo ra đƣợc các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, có tác dụng giáo dục pháp luật và định hƣớng hoạt động của xã hội. Do đó, TA là không ngừng phải nâng cao chất lƣợng xét xử; tuyệt đối không làm oan ngƣời vô tội, không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội; cố gắng hạn
chế đến mức thấp nhất bản án bị sửa hoặc bị hủy do lỗi chủ quan. TA cần tập trung nâng cao chất lƣợng, tính khả thi, chính xác của các bản án. Khi phát hiện ra sai sót phải kiên quyết khắc phục, thẳng thắn nhận khuyết điểm, sửa chữa để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Không để sảy ra tình trạng vi phạm thời hạn tố tụng. Hạn chế kéo dài thời gian xét xử, đặt ngƣời dân vào tình trạng căng thẳng quá lâu gây hoang mang và ảnh hƣởng đến tâm lý. Đây không phải là biểu hiện của một nền tƣ pháp văn minh.
Cán bộ tƣ pháp chính là ngƣời quyết định chất lƣợng của nền tƣ pháp một nƣớc vì họ là những ngƣời trực tiếp "cầm cân nảy mực" và đƣa ra những phán quyết nhân danh Nhà nƣớc. Mỗi quyết định họ đƣa ra trực tiếp ảnh hƣởng đến sinh mạng chính trị, lợi ích, thậm chí cả tính mạng của một con ngƣời. Do đó, cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp đặc biệt là Thẩm phán thanh liêm, chính trực, công tâm, trong sáng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật để đảm bảo đƣa ra những phán quyết đúng đắn. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, Thẩm phán để mỗi cán bộ, Thẩm phán ý thức rõ trách nhiệm của mình trƣớc Đảng, trƣớc Nhân dân. Thẩm phán phải nghiêm chỉnh thực hiện "Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán" lấy các chuẩn mực của Bộ Quy tắc để làm mục tiêu phấn đấu, giữ gìn và rèn luyện.
3.3.3. Giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
Hƣỡng dẫn, giải thích áp dụng pháp luật kịp thời, nhanh chóng là một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng giúp nhận thức pháp luật đƣợc đúng đắn và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Bởi lẽ, muốn thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật, trƣớc tiên các quy phạm pháp luật phải dễ hiểu, dễ áp dụng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam có một đặc điểm đó là: các quy định của pháp luật rất cô đọng,
nhiều quy định mang tính chất định hƣớng hay lựa chọn do đó dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Thực tế ở nƣớc ta hiện nay, việc ban hành các văn bản giải thích, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật thƣờng rất chậm và có tính chất sự vụ, thiếu đồng bộ làm chậm phát huy hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 tuy nhiên đến nay có rất ít văn bản hƣớng dẫn thi hành. Do đó, để việc áp dụng đƣợc chính xác, thống nhất, dễ dàng, đƣa pháp luật vào cuộc sống cần phải kịp thời ban hành các văn bản giải thích, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật.
3.3.4. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm tố tụng của người tiến hành tố tụng
Hoạt động xét xử là một hoạt động phức tạp vì vậy khi giải quyết một vụ án khó tránh khỏi mắc phải sai lầm. Những sai lầm đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân khách quan và cũng có những nguyên nhân chủ quan. Những sai lầm đó gây hậu quả ở những mức độ khác nhau và ít nhiều ảnh hƣởng đến kết quả giải quyết của vụ án. Dù hậu quả ở mức độ nào thì những ngƣời tiến hành tố tụng cũng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình. Bởi vì những vi phạm của ngƣời tiến hành tố tụng có thể dẫn đến oan sai, ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của những ngƣời tham gia tố tụng về mặt kinh tế, chính trị xã hội. Mặt khác, khiến cho vụ án bị kéo dài do có sai phạm nên quyết định, bản án bị kháng cáo, kháng nghị khiến vụ án bị xử đi xử lại nhiều lần.
Mặc dù Bộ luật hình sự đã quy định những tội danh của cán bộ làm ảnh hƣởng đến các hoạt động tƣ pháp, tuy nhiên trong thời gian qua số lƣợng vi phạm bị truy tố, xét xử rất ít. Mặc dù, trong số vi phạm cũng cóm trƣờng hợp do nhận thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế nhƣng vẫn phải xử lý nghiêm để bảo vệ sự công bằng của pháp luật đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng khi giải quyết một vụ án hình sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Sau khi nghiên cứu các quy định của BLTTHS hiện hành về nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại chƣơng 2, trong chƣơng 3 tác giả tìm hiểu thực tiễn áp dụng nguyên tắc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian 5 năm trở lại đây (từ năm 2014 đến năm 2018). Trƣớc khi tìm hiểu thực tiễn áp dụng, tác giả điểm qua tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sau đó phân tích, đánh giá việc áp dụng những quy định về chế độ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra đƣợc những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Từ đó, tác giả đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và đƣa ra một số giải pháp bảo đảm tuân thủ nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự đƣợc nhanh chóng, kịp thời, hƣớng tới sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm công bằng, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần bảo đảm quyền con ngƣời, lợi ích xã hội.
KẾT LUẬN
Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của tố tụng của nƣớc ta trong đó có tố tụng hình sự, là biểu hiện của sự dân chủ và tiến bộ. Theo nguyên tắc đó, một vụ án hình sự đƣợc xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm - lần xét xử thứ nhất, có thể đƣợc xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm - lần xét xử thứ hai nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTHS nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Việc thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định của TA, bảo vệ đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự bảo đảm để không cho phép đƣa ra thi hành các bản án và quyết định không đúng pháp luật và không có căn cứ đồng thời là việc thực hiện giám sát của TA cấp trên đối với hoạt động xét xử của TA cấp dƣới. Mục đích cao nhất của nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cùng hƣớng tới mục tiêu chung của TTHS là xét xử đúng ngƣời, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan ngƣời vô tội.
Với cƣơng vị là một cán bộ TA, tác giả mong muốn tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật về chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để có thể thực hiện tốt công việc của mình, góp phần xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan ngƣời vô tội cũng nhƣ không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo mọi quyết định, bản án ban hành có căn cứ và đúng pháp luật nên tác giả đã chọn đề tài “Nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm” theo quy định của BLTTHS năm 2015”, một nguyên tắc đặc trƣng của giai đoạn xét xử.
Đây là một đề tài mang tính lý luận và thực tiễn cao, nội dung liên quan đến nhiều vấn đề chung của TTHS cũng nhƣ những điều luật cụ thể trong khi kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm công tác của tác giả còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn, nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn cũng nhƣ tác trang bị thêm đƣợc kiến thức để phục vụ cho công việc của mình, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dƣơng Thanh Biểu (2008), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (18-20), tr.10.
2. Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ tƣ pháp (1956), Thông tư số 2225 HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, Hà Nội. 4. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2004), “Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (5,6,7).
6. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.45-46.
7. Nguyễn Ngọc Chí (2008) “Đảm bảo sự vô tƣ của ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8), tr.10 - 13.
8. Nguyễn Ngọc Chí (2009), “Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS”, Tạp chí Khoa học ĐHQG, (6), tr.9 - 14.
9. Nguyễn Ngọc Chí (2010), “Lựa chọn mô hình tố tụng hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr. 12 - 14.
10. Nguyễn Ngọc Chí (2012), Đề cương bài giảng môn xét xử vụ án hình sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Ngọc Chí, Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự
13. Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh 13/SL về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán.
14. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh 51/Sl về việc ấn định thẩm quyền các tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.
15. Chủ tịch phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy Tư pháp và Luật tố tụng hình sự.
16. Lƣu Tiến Dũng (2005), “Độc lập xét xử ở các nƣớc quá độ: Một góc nhìn so sánh”, Tạp chí Toà án nhân dân, (9), tr. 16 - 17.
17. Nguyễn Đăng Dung (2002), “Một số vấn đề về tƣ pháp và các mô hình tƣ pháp phƣơng tây”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (10), tr.23.