3.3. Một số giải pháp bảo đảm tuân thủ nguyên tắc chế độ xét xử sơ
3.3.1. Đổi mới tổ chức của hệ thống TA
Hệ thống TA nƣớc ta hiện nay đƣợc tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ nên vẫn còn nhiều bất cập, điều này phần nào đã làm hạn chế việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, gây lãng phí về nhân lực và kinh phí, hạn chế các điều kiện thuận lợi để tổ chức xét xử thật sự đúng đắn, khách quan. Tổ chức TA theo cấp xét xử phải thể hiện đƣợc rõ quan hệ giữa cấp TA xét xử theo các thủ tục tố tụng khác nhau là quan hệ tố tụng chứ không đơn thuần là quan hệ hành chính. Dƣới góc độ quan hệ giữa các TA hiện tại, cách thức tổ chức hệ thống TA ở nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện quan trọng này, thực tế TAND cấp tỉnh là TAND cấp trên trực tiếp của TAND cấp huyện; TA nhấn dân tối cao là TA cấp trên trực tiếp của TAND cấp tỉnh. Tổ chức TA theo cấp xét xử phải đảm bảo đƣợc sự độc lập xét xử, hạn chế đến mức thấp nhất sự lệ thuộc và can thiệp vào hoạt động xét xử, phù hợp với yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền, tất cả
các quan hệ xã hội đều nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật, với tinh thần thƣợng tôn pháp luật. Hiện nay, hệ thống TA nƣớc ta tổ chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ nên chƣa thực sự xác lập đƣợc điều kiện này, do còn nhiều sự lệ thuộc giữa TA với các cơ quan, tổ chức.
Theo Nghị quyết 49/NQ-TW, hệ thống tổ chức TA đƣợc xây dựng theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, cụ thể là: “TA sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, TA phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét sử sơ thẩm một số vụ án, Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm , TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Với mô hình tổ chức nhƣ vậy sẽ tạo đƣợc sự độc lập trong hoạt động xét xử, tránh đƣợc sự lệ thuộc giữa TA với cơ quan hành chính. Việc tổ chức TA theo nguyên tắc hai cấp xét xử giảm đƣợc sự lệ thuộc vào cơ quan hành chính vì TA đƣợc tổ chức theo khu vực có thể gồm một đơn vị hành chính hoặc nhiều đơn vị hành chính khác nhau có thể vƣợt ra khỏi phạm vi một tỉnh tạo thành một hệ thống độc lập, hạn chế đƣợc sự để nang, nƣơng nhẹ của TA trong quá trình xét xử, đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động xét xử.