Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 59 - 74)

2.2. Mỗi quan hệ giữa xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm

2.3.4. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Khi có kháng cáo, kháng nghị, TA cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án đã xét xử sơ thẩm, kiểm tra tính đúng đắn, nghiêm minh của các quyết định của TA cấp sơ thẩm. Khi xét xử vụ án, HĐXX có thẩm quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2.3.4.1. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm (Điều 356 BLTTHS)

HĐXX phúc thẩm xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chƣa có hiệu lực có kháng cáo, kháng nghị. Trƣớc hết, HĐXX xem xét về mặt hình thức. TA cấp sơ thẩm xét xử vụ án đã thực hiện đúng trình

tự thủ tục theo quy định của BLTTHS hay không? Tiếp theo đó, HĐXX xem xét về mặt nội dung. Xem xét lại các phán quyết của HĐXX sơ thẩm có căn căn hay không? Đã xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật hay chƣa? Nếu xét thấy TA cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của BLTTHS và bản án sơ thẩm có căn cứ, đúng pháp luật thì không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và đƣợc đƣa ra thi hành ngay.

2.3.4.2. Sửa bản án sơ thẩm (Điều 357 BLTTHS)

HĐXX phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo hƣớng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. Khi sửa theo hƣớng có lợi chi bị cáo không bị phụ thuộc vào việc kháng cáo, kháng nghị. Nếu sửa theo hƣớng không có lợi cho bị cáo thì phải phụ thuộc vào việc có kháng cáo, kháng nghị theo hƣớng tăng nặng hay không.

a) Sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo

i) Khoản 1 Điều 357 BLTTHS quy định các trƣờng hợp sửa bản án sơ thẩm theo hƣớng có lợi cho bị cáo nhƣ sau:

Trường hợp 1: Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp

Miễn TNHS có nghĩa là không buộc ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội phải chịu TNHS về tội mà ngƣời đó đã phạm. Miễn hình phạt là không buộc ngƣời phạm tội phải chịu biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc là hình phạt về hành vi phạm tội mà ngƣời đó đã thực hiện.

Miễn TNHS không đồng nghĩa với không có TNHS. Do đó, cần phân biệt trƣờng hợp miễn TNHS với trƣờng hợp ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣng không cấu thành tội phạm. Miễn TNHS là ngƣời đã phạm tội quy định trong BLHS nhƣng không buộc ngƣời đó phải chịu TNHS. Còn không có TNHS là trƣờng hợp hành vi của họ tuy có đầy đủ các

dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhƣng mức độ nguy hiểm không lớn chƣa đến mức phải xử lý hình sƣ và không coi là tội phạm mà chỉ xử lý về hành chính. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu không có đủ căn cứ để buộc tội thì phải tuyên bố không có tội chứ không đƣợc tuyên bố miễn TNHS. Miễn TNHS và miễn hình phạt đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp nếu việc truy cứu TNHS hay áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội là không cần thiết, không đạt đƣợc mục đích của hình phạt. Miễn TNHS và miễn hình phạt là sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với ngƣời phạm tội.

Theo quy định tại Điều 29 BLHS, miễn TNHS đƣợc phân ra hai trƣờng hợp: Đƣơng nhiên đƣợc miễn TNHS quy định tại khoản 1 và có thể đƣợc miễn TNHS quy định tại khoản 2, và khoản 3.

Ngƣời phạm tội đƣơng nhiên đƣợc miễn TNHS khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nhƣ vậy, tại thời điểm ngƣời thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhƣng khi điều tra, truy tố hoặc xét xử do thay đổi chính sách, pháp luật thì hành vi đó không còn là tội phạm, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa do đó ngƣời thực hiện hành vi cũng không còn nguy hiểm cho xã hội nên đƣợc miễn TNHS.

Ngƣời phạm tội có thể đƣợc xem xét để miễn TNHS: Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà ngƣời phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, ngƣời phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; Trƣớc khi hành vi phạm tội bị phát giác, ngƣời phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, đƣợc Nhà nƣớc và xã hội thừa

nhận; Ngƣời thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của ngƣời khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và đƣợc ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn TNHS, thì có thể đƣợc miễn TNHS.

Ngoài quy định tại Điều 29 ở phần chung, miễn TNHS còn đƣợc quy định ở phần riêng nhƣ tại các Điều 91, Điều 110, Điều 364, Điều 365, Điều 390...

Có thể nhận thấy, so với BLHS năm 1999, BLHS 2015 đã cụ thể hóa các trƣờng hợp đƣợc miễn TNHS theo hƣớng: Phân biệt các trƣờng hợp đƣơng nhiên đƣợc miễn TNHS và trƣờng hợp cụ thể đƣợc miễn TNHS; trong phần có thể đƣợc miễn TNHS, BLHS 2015 còn bổ sung một số trƣờng hợp có thể đƣợc miễn TNHS để đảm bảo với tình hình thực tiễn hiện nay đó là trƣờng hợp đƣợc ghi nhận tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 BLHS.

Theo quy định tại Điều 59, ngƣời bị kết án có thể đƣợc miễn hình phạt nếu thỏa mãn các điều kiện sau: Phải thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của BLHS năm 2015, có nghĩa là ngƣời phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 hoặc phải là ngƣời giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án đồng phạm mà có vai trò không đáng kể mà ngƣời phạm tội đáng đƣợc khoan hồng đặc biệt nhƣng chƣa đến mức đƣợc miễn TNHS.

So với quy định tại Điều 54 BLHS năm 1999, thì quy định tại Điều 59 của BLHS năm 2015 về miễn hình phạt đƣợc mở rộng hơn. Nếu ngƣời phạm tội không có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ nhƣng là ngƣời giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án đồng phạm mà có vai trò không đáng kể thì cũng có thể đƣợc xem xét miễn hình phạt.

Trường hợp 2: p dụng điều, khoản của BLHS về tội nhẹ hơn

Đây là trƣờng hợp HĐXX phúc thẩm căn cứ vào bản án đã tuyên thấy rằng TA cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo có tội nhƣng mức hình phạt hoặc tội danh đã áp dụng là quá nặng, vì vậy khi có căn cứ cấp phúc thẩm chuyển sang tội danh nhẹ hơn hoặc chuyển xuống khung hình phạt nhẹ hơn. Việc sửa bản án theo hƣớng giảm nhẹ hình phạt còn phải căn cứ vào việc có thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 BLHS hoặc bỏ đi tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS .

Trường hợp 3: Giảm hình phạt cho bị cáo; Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

Trong những trƣờng hợp này, TA cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên tội danh, điều khoản của BLHS mà TA cấp sơ thẩm đã áp dụng nhƣng giảm một phần hình phạt cho bị cáo khi thấy rằng TA cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt đối với bị cáo là quá nặng so với tính chất mức độ và hậu quả của hành vi phạm tôi. Việc giảm nhẹ hình phạt có thể là giảm hình phạt chính, hình phạt bổ sung hoặc cả hai, gồm giảm trong khung, giảm dƣới khung hoặc chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn.

Khi giảm hình phạt cho bị cáo, HĐXX phúc thẩm cần phải nêu đƣợc rõ lý do và căn cứ áp dụng của việc giảm hình phạt, tránh trƣờng hợp tùy tiện giảm mà không nêu đƣợc lý do và không đúng pháp luật.

Đối với trƣờng hợp giữ nguyên mức hình phạt tù và chuyển sang hƣởng án treo không coi là giảm hình phạt vì án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Trường hợp 4: Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng

Giảm mức bồi thƣờng thiệt hại là việc TA cấp phúc thẩm quyết định mức bồi thƣờng thấp hơn mức bồi thƣờng TA cấp sơ thẩm đã tuyên. TA cấp

phúc thẩm giảm mức bồi thƣờng thiệt hại cho bị cáo khi có căn cứ cho thấy TA cấp sơ thẩm đã quyết định khoản bồi thƣờng thiệt hại cao hơn mức thiệt hại thực tế do tôi phạm gây ra. Khi quyết định giảm mức bồi thƣờng thiệt hại cho bị cáo HĐXX phúc thẩm phải căn cứ vào Điều 584, Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Đối với việc sửa quyết định xử lý vật chứng: Theo quy định tại Điều 89 BLTTHS thì vật chứng là vật đƣợc dùng làm công cụ, phƣơng tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tƣợng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 BLTTHS thì vật chứng đƣợc xử lý nhƣ sau:

“a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu,

nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy” [47, Điều 106]

Căn cứ vào khoản 2 Điều 106 BLTTHS, nếu HĐXX phúc thấy xét thấy TA sơ thẩm quyết định xử lý vật chứng không đúng với các quy định về xử lý vật chứng thì có quyền sửa lại cho đúng pháp luật. Việc sửa quyết định xử lý vật chứng của HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc vào việc kháng cáo, kháng nghịều. Do đó, Toà án cấp phúc thẩm sửa quyết định xử lý vật chứng của Toà án cấp sơ thẩm theo hƣớng bất lợi hay không bất lợi cho bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng không phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị.

ii) Điều kiện sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo:

Khi sửa bản án theo hƣớng có lợi cho bị cáo, TA cấp phúc thẩm không bị rằng buộc bởi phạm vi và hƣớng kháng cáo, kháng nghị. Việc sửa bản án

theo hƣớng có lợi cho bị cáo đƣợc tiến hành khi có kháng cáo, kháng nghị theo hƣớng giảm nhẹ hoặc tăng nặng, kể cả khi tất cả các kháng cáo, kháng nghị đều theo hƣớng tăng nặng. Nếu có căn cứ, TA cấp phúc thẩm vẫn có thể miễn TNHS, miễn hình phạt, không áp dụng hình phạt bổ sung, không áp dụng biện pháp tƣ pháp, áp dụng điều khoản của BLHS về tội nhẹ hơn, giảm hình phạt, giảm mức bồi thƣờng thiệt hại, sửa quyết định xử lý vật chứng, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hƣởng án treo cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.

b) Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo:

i) Các trƣờng hợp sửa bản án sơ thẩm theo hƣớng không có lợi cho bị cáo bao gồm:

Trường hợp 1: Tăng hình phạt đối với bị cáo

Tăng hình phạt đối với bị cáo là việc mà TA cấp phúc thẩm quyết định một hình phạt nặng hơn so với hình phạt TA cấp sơ thẩm đã quyết định đối với bị cáo.

Trƣờng hợp VKS kháng nghị yêu cầu TA cấp phúc thẩm tăng hình phạt đối với bị cáo thì TA cấp phúc thẩm có thể tăng cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với bị cáo bị kháng nghị mà TA cấp sơ thẩm đã quyết định, nhƣng chỉ giới hạn trong việc tăng mức hình phạt mà không đƣợc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại năng hơn. Ví dụ: Toà án cấp sơ thẩm phạt bị cáo một năm cải tạo không giam giữ, nếu kháng nghị của VKS chỉ yêu cầu tăng hình phạt thì Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt cải tạo không giam giữ lên trên một năm, chứ không đƣợc chuyển sang loại hình phạt tù.

Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng hình phạt tù trong cùng một khung hình phạt với tù chung thân hoặc tử hình mà VKS kháng nghị yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm tăng hình phạt thì Toà án cấp

phúc thẩm có thể áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Ví dụ: Toà án cấp sơ thẩm phạt bị cáo 20 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 4 Điều 251 Bộ luật hình sự, VKS kháng nghị yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm tăng hình phạt đối với bị cáo thì Toà án cấp phúc thẩm có thể áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, vì hình phạt tù 20 năm đối với tội mua bán trái phép chất ma túy cùng một khung hình phạt với tù chung thân hoặc tử hình. Nhƣng nếu hình phạt từ đó lại không cùng khung hình phạt với hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì Toà án cấp phúc thẩm không có quyền áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình nếu kháng nghị của VKS không đồng thời yêu cầu áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn. Ví dụ: Toà án cấp sơ thẩm phạt bị cáo 10 năm tù về tội cƣớp tài sản theo khoản 3 Điều 168 của Bộ luật hình sự, VKS kháng nghị chỉ yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm tăng hình phạt mà không đồng thời yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự thì Toà án cấp phúc thẩm chỉ có thể tăng mức hình phạt đối với bị cáonên tối đa không quá 20 năm tù.

Vì vậy, khi kháng nghị phúc thẩm ngƣời kháng nghị cần nêu yêu cầu cụ thể, tăng mức hình phạt hay chuyển sang loại hình phạt khác thuộc loại nặng hơn, hay áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn.

Trƣớc năm 2015, trong trƣờng hợp, Toà án cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt tù nhƣng cho bị cáo đƣợc hƣởng án treo, VKS kháng nghị yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên mức hình phạt tù nhƣng không cho bị cáo đƣợc hƣởng án treo thì Toà án cấp phúc thẩm giải quyết nhƣ thế nào? Qua thực tiễn xét xử, nếu có căn cứ Toà án cấp phúc thẩm đều chấp nhận kháng nghị chuyển từ án treo sang án tù tuy nhiên không có căn cứ pháp luật vì khoản 3 Điều 249 chỉ quy định “Trong trƣờng hợp VKS kháng nghị hoặc ngƣời bị hại kháng cáo yêu cầu thì TA cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt,

áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thƣờng thiệt hại”, không có quy định chuyển từ án treo sang tù giam. Khắc phục đƣợc hạn chế này, khoản 3 Điều 357 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm trƣờng hợp “Không cho bị cáo hƣởng án treo”.

Trường hợp 2: p dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn.

Áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn là trƣờng hợp TA cấp phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)