sự năm 2015
BLTTHS năm 2015 cơ bản đã khắc phục đƣợc những hạn chế của BLTTHS năm 2003 nói chung cũng nhƣ những quy định về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nói riêng. Sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định nhƣ: Thay đổi tên gọi nguyên tắc từ “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử” sang “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm” cho phù hợp với nội dung của nguyên tắc; quy định cụ thể hơn thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, thẩm quyền theo lãnh thổ; mở rộng giới hạn của việc xét xử sơ thẩm; tăng thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm... Những sửa đổi, bổ sung đó góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn chế độ xét sơ thẩm, phúc thẩm. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 vẫn còn những hạn chế cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung đó là:
3.2.1. Bổ sung quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự
Trong BLTTHS năm 2015, Điều 371 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Điều 398 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tuy nhiên, trong chƣơng XXII - xét xử phúc thẩm chỉ quy định về thẩm quyền, thời hạn, thủ tục nhƣng không quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Theo Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ- VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trƣởng VKS nhân dân tối cao tại Điều 33 xác định 4 căn cứ để kháng nghị là:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ; - Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự;
- Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Tuy nhiên, đó chỉ là hƣớng dẫn mang tính nội bộ của ngành Kiểm sát. Vì vậy, BLTTHS cần bổ sung, quy định rõ bản án, quyết định cấp sơ thẩm vi phạm những nội dung gì và mức độ đến đâu để bị coi là nghiêm trọng, bị kháng nghị phúc thẩm. Do đó, kiến nghị bổ sung thêm Điều luật căn cứ kháng nghị tại chƣơng XXII:
Điều ... Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có vi phạm trong việc áp dụng BLHS;
4. Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
3.2.2. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS quy định: “Trƣớc khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhƣng không đƣợc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo...”. Với quy định trên, dẫn tới cách hiểu không thống nhất, có một số ngƣời trong cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng cho rằng trƣớc khi xét xử phúc thẩm thì mọi bổ sung, thay đổi kháng nghị đều không đƣợc làm xấu tình trạng của bị cáo. Thực tế, đã có Thẩm phán bác kháng nghị bổ sung của VKS còn trong hạn luật định nhƣng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo do hiểu chƣa đầy đủ điều luật. Do đó, kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 342 rõ ràng hơn nhƣ sau:
Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
3.2.3. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm
Khoản 2 Điều 342 có quy định về thông báo thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trƣớc khi mở phiên tòa cho VKS, bị cáo và những ngƣời liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết. Khoản 1 Điều 381 cũng có quy định về việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị Giám đốc thẩm cho những đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 380 nhƣng khoản 2 Điều 381 lại không có quy định về việc nếu rút kháng nghị trƣớc khi mở phiên tòa giám đốc thẩm thì phải đƣợc gửi theo quy định tại Khoản 1 Điều 380 của Bộ luật. Đây là một thiếu sót của BLTTHS 2015 vì ngƣời bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, những ngƣời khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị đƣợc biết về quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị của ngƣời kháng nghị thì họ đƣơng nhiên phải đƣợc nhận quyết định rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Do đó, kiến nghị sửa đổi Điều 381 nhƣ sau:
Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản
phiên tòa.
3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án TA có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì HĐXX ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
3.2.4. Thẩm quyền của Hội giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm
Khoản 6 Điều 388 quy định: “Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm” và khoản 4 Điều 402 quy định: “Đình chỉ việc xét xử tái thẩm”. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, bản chất của giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, không phải là một cấp xét xử cũng nhƣ không xét xử lại vụ án. Theo pháp luật về TTHS chỉ có hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Do dó, sử dụng thuật ngữ “Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm” và “ Đình chỉ xét xử tái thẩm” là chƣa chính xác về mặt kỹ thuật lập pháp. Kiến nghị sửa đổi Điều 388 và Điều 402 BLTTHS năm 2015 nhƣ sau:
Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của TA cấp sơ thẩm hoặc TA cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án. 5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
6. Đình chỉ việc giám đốc thẩm.
Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc tái thẩm.