Đặc điểm của DNNN hoạt động công ích:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 31 - 34)

8 TS Lê Chi Mai, Dịch vụ công cộng và những căn cứ để xã hội hoá dịch vụ công cộng, Tạp chí Quản lý

1.1.2.3. Đặc điểm của DNNN hoạt động công ích:

Với tư cách là một loại hình của DNNN, nên DNNN hoạt động công ích cũng chứa đựng những đặc điểm của DNNN nói chung. Bên cạnh đó, DNNN hoạt động công ích còn có những đặc điểm riêng biệt so với các loại hình DN khác. Có thể kể đến những đặc điểm này như sau:

Về nhiệm vụ: DNNN hoạt động công ích là DNNN trực tiếp thực hiện

nhiệm vụ quốc phòng an ninh hoặc sản xuất sản phẩm cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước. Điều 2 của Nghị định số 56/CP qui định rõ các nhiệm vụ cụ thể đó bao gồm:

- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng an ninh và các DN tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng khác có ít nhất 70% doanh thu từ các hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông công chính đô thị,

+ Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào cảng biển, kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ.

+ Kiểm tra, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện. + Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

+ Sản xuất giống gốc cây trồng vật nuôi.

+ Sản xuất và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị, sản xuất và phát hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi, sản xuất và cung ứng

muối ăn, chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước.

Về cách thức tiến hành sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ: DNNN

hoạt động công ích không được tự ý tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng mà hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng của DN phải thực hiện kế hoạch do Nhà nước giao hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Nếu như điểm nổi bật trong Luật DNNN năm 1995 là việc Nhà nước giao quyền tự chủ cho các DN của mình trong việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động SXKD thì DNNN hoạt động công ích lại hoạt động trên cơ sở đơn đặt hàng của Nhà nước. Nhìn ở góc độ hình thức pháp lý, qui định này chứa đựng mâu thuẫn với chủ trương giao quyền tự chủ trong SXKD của DNNN và vẫn mang mầu sắc của DNNN trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trước đây. Hệ quả của sự can thiệp này rất dễ dẫn đến sự độc quyền của DNNN hoạt động công ích. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất, vai trò mang tính đặc thù của DNNN hoạt động công ích được thể hiện qua nhiệm vụ, tầm quan trọng của nó, nên việc quy định như vậy cũng là yêu cầu cần thiết. Bởi vì, suy cho cùng các loại hàng hoá, dịch vụ do DNNN hoạt động công ích cung cấp cũng chính là sự thể hiện vai trò của Nhà nước đối với sự sống còn, ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội của quốc gia, nên cần phải có sự tác động hay quản lý chặt chẽ và phù hợp với tính chất của hoạt động này. Vấn đề còn lại là việc tác động đó ở mức độ nào và cần được thực hiện dưới những hình thức, phương pháp có hiệu quả nhất.

Về mức độ chủ động trong hoạt động: DNNN hoạt động công ích

không được tự ý xây dựng đơn giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ công cộng mà phải thực hiện theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước qui định. Nếu như trong cơ chế thị trường, DNNN hoạt động kinh doanh được Nhà nước cho phép tự xây dựng giá thành sản phẩm (trừ những sản phẩm do Nhà nước định giá) thì giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của DNNN hoạt động công ích phải được thực hiện theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước qui định. Việc khống chế giá thành sản phẩm của DNNN hoạt động công ích cũng xuất phát từ tính chất đặc biệt của loại hàng hoá, dịch vụ này, từ những ảnh hưởng xã

hội do việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ công cộng mang lại. Bên cạnh những quy định chung đối với DNNN (như tổ chức bộ máy, đổi mới công nghệ, tuyển chọn thuê mướn lao động, trả lương, hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản…) thì Nhà nước có những chế định cụ thể can thiệp sâu hơn vào quá trình sản xuất, thể hiện sự khống chế và ràng buộc ở mức độ chặt chẽ hơn của Nhà nước đối với quyền chủ động SXKD ở các DNNN hoạt động công ích.

Về mục đích hoạt động: DNNN hoạt động công ích hoạt động chủ yếu

không vì mục tiêu lợi nhuận mà trước hết là nhằm đáp ứng những lợi ích công cộng theo chính sách của Nhà nước. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động kinh doanh cũng như các loại hình DN khác. Nếu như DNNN hoạt động kinh doanh và các loại hình DN khác hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận thì DNNN hoạt động công ích hoạt động trước hết, vì những lợi ích xã hội chứ không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu.

Nếu so sánh theo quy định của pháp luật hiện hành thì 2 loại hình DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích có những điểm đồng nhất và khác biệt cơ bản. Cụ thể:

- Cả 2 loại hình DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích đều có chung một nguồn tài chính, đó là Ngân sách nhà nước. Vốn và tài sản của DN do Nhà nước đầu tư và là một bộ phận tài sản của Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư. DN do Nhà nước thành lập và chịu sự quản lý của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn do DN quản lý và là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự; tổ chức bộ máy quản lý của 2 loại hình DN này cũng có chung một quy chế. Ngoài ra, cả 2 loại hình DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích đều có chung những quyền và nghĩa vụ cơ bản trong quá trình hoạt động như: vấn đề đổi mới công nghệ trang thiết bị, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện để phát triển SXKD; vấn đề tuyển dụng, thuê mướn, sử dụng, đào tạo lao động cũng như xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá tiền lương…

Bên cạnh đó, 2 loại hình DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích cũng có những điểm khác biệt cơ bản. Về mục tiêu hoạt động, nếu như DNNN hoạt động kinh doanh hoạt động trước hết vì mục tiêu lợi nhuận thì DNNN hoạt động công ích hoạt động không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu. Nói cách khác, mục tiêu lợi nhuận chỉ có ý nghĩa khi DN hoàn thành nhiệm vụ công ích. Từ nhiệm vụ và mục tiêu như vậy, một số hoạt động khác cũng có sự khác biệt nhất định như mức độ tự quyết kế hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu, tự quyết giá mua bán sản phẩm, tự lựa chọn thị trường… là những vấn đề mà DNNN hoạt động kinh doanh nào cũng thực hiện và được pháp luật thừa nhận, trong khi DNNN hoạt động công ích lại bị hạn chế; hoặc việc đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, kinh doanh ngành nghề bổ sung, nộp thuế… của DNNN hoạt động công ích cũng chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định, còn đối với DNNN hoạt động kinh doanh thì đây là những quyền và nghĩa vụ được thực hiện hàng năm hoặc bất kỳ lúc nào theo khả năng kinh doanh của DN…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 31 - 34)