Khái niệm DNNN hoạt động công ích:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 29 - 31)

8 TS Lê Chi Mai, Dịch vụ công cộng và những căn cứ để xã hội hoá dịch vụ công cộng, Tạp chí Quản lý

1.1.2.2. Khái niệm DNNN hoạt động công ích:

Nói đến DNNN hoạt động công ích là nói đến một loại chủ thể được thành lập chủ yếu để thực hiện các hoạt động công ích. Theo đó, DNNN hoạt động công ích có thể được hiểu là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, thực hiện việc sản xuất cung ứng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho lợi ích và nhu cầu thiết yếu của cộng đồng xã hội hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định, an toàn và phát triển bình thường của xã hội mà không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu. Nói cách khác, DNNN hoạt động công ích, được hiểu là một tổ chức của Nhà nước sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước.

ở Việt Nam, trước khi Luật DNNN năm 1995 được ban hành, khái niệm DN hoạt động công ích cũng như khái niệm DNNN hoạt động công ích chưa được đề cập đến trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta. Sở dĩ như vậy là vì trên thực tế chưa có sự phân biệt giữa hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng với hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Các DNNN được lập ra đều nhằm mục đích thực hiện những nhiệm vụ kinh tế- xã hội do Nhà nước giao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiệu quả SXKD là nhân tố quyết định sự sống còn của DNNN. Trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại hệ thống DNNN theo hướng gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đã xuất hiện những DNNN hoạt động trong những lĩnh vực mang lại lợi ích xã hội nhiều hơn là lợi ích kinh tế. Song, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DNNN thường chỉ chú trọng đến việc điều chỉnh những DNNN hoạt động kinh doanh thuần tuý. Vì vậy, Nhà nước phải có những chính sách cụ thể đối với loại hình DNNN hoạt động công ích bởi vì không thể đánh giá hiệu quả của những DN loại này khi chỉ đơn thuần dựa trên hiệu quả kinh tế hay chỉ tiêu lợi nhuận. Từ thực tế này, hệ

thống pháp luật về DNNN cần phải ghi nhận một loại hình DN mới, đó là DNNN hoạt động công ích.

Theo tinh thần đó, Luật DNNN năm 1995 đã ghi nhận hai mô hình: DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích. Điều đó đã làm thay đổi khái niệm DNNN trước đây, đồng thời thừa nhận một loại hình DNNN mới, có vai trò và chức năng đặc biệt trong nền kinh tế - xã hội, đó là DNNN hoạt động công ích.

Khoản 4, Điều 3, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 định nghĩa: “DNNN hoạt động công ích là DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”. Với khái niệm này rất khó xác định DNNN nào được coi là DNNN hoạt động công ích bởi vì tiêu chí “sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước” vẫn chưa chỉ rõ những loại hàng hoá, dịch vụ nào được coi là hàng hoá, dịch vụ công cộng. Chính vì vậy mà Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ giải thích rõ hơn về DNNN hoạt động công ích. Điều 1 của Nghị định này qui định:

“DNNN hoạt động công ích là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước qui định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận”.

Như vậy, lần đầu tiên, thuật ngữ “DNNN hoạt động công ích” và khái niệm về DNNN hoạt động công ích đã được ghi nhận trong pháp luật ở nước ta. Mục đích của việc ghi nhận loại hình DNNN hoạt động công ích là nhằm đưa ra một tiêu chí xác định một loại hình DNNN đặc thù nhằm phân biệt với loại hình DNNN hoạt động kinh doanh đơn thuần, từ đó xây dựng một qui chế pháp lý phù hợp cho từng loại hình DNNN. Điểm khác biệt cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả của hai loại hình DNNN là lấy hiệu quả tổng hợp bao gồm:

kinh tế - chính trị - xã hội, trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của DN kinh doanh; lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của DN công ích11

.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 29 - 31)