24 Raymond Mallon, chuyên gia tư vấn kinh tế, Dự án VIE 97/016 "C ải hiện môi trường pháp lý kinh
2.1.1.2. Thủ tục thành lập
Thủ tục thành lập DNNN hoạt động công ích được qui định tại Thông tư 01 BKH/DN ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về DNNN hoạt động công ích như sau:
Đối với các DNNN đang hoạt động, có đủ điều kiện của DNNN hoạt động công ích.
Căn cứ vào các điều kiện thành lập DNNN hoạt động công ích, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định cho từng DN trong số các DNNN đang hoạt động thuộc ngành, địa phương mình là DNNN hoạt động công ích.
Đối với các DNNN đã được quyết định là DNNN hoạt động công ích, nếu sau hai năm liên tiếp, doanh thu của DN do sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng không đạt 70% doanh thu, thì cơ quan quyết định thành lập DN xem xét, phân định lại không quyết định là DNNN hoạt động công ích.
Trường hợp DNNN hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng chưa được quyết định là DNNN hoạt động công ích, nếu dạt được 70% doanh thu do sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng trong hai năm liên tiếp thì sẽ được cơ quan quyết định thành lập DN xem xét để quyết định là DNNN hoạt động công ích.
Cơ quan ra quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích gửi danh sách các DNNN hoạt động công ích thuộc ngành, địa phương mình đến Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính.
- Đối với các DNNN hoạt động công ích xin thành lập mới:
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động công ích và năng lực của các DNNN hoạt động công ích hiện có trong ngành, lĩnh vực và trên địa bàn. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố, thị xã, HĐQT Tổng công ty nhà nước đề nghị thành lập
mới DNNN hoạt động công ích thuộc ngành, địa phương hoặc Tổng công ty mình.
Trình tự, thủ tục thành lập DNNN hoạt động công ích về cơ bản tuân theo trình tự, thủ tục thành lập DNNN nói chung và được thực hiện theo qui định tại Nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Các bước cụ thể được tiến hành như sau:
Bước 1: Xem xét việc thành lập DNNN hoạt động công ích.
DNNN hoạt động công ích được xem xét thành lập khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy cần thiết thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động có nhu cầu điều tiết, hướng dẫn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và xin thành lập DNNN dưới mô hình DNNN hoạt động công ích thoả mãn các điều kiện cụ thể của việc thành lập DN loại này.
Bước hai: Đề nghị thành lập DNNN hoạt động công ích
Người đề nghị thành lập DNNN hoạt động công ích:
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, HĐQT Tổng công ty Nhà nước là người đề nghị thành lập DNNN hoạt động công ích theo qui hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc của Tổng công ty mình.
Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc cấp tỉnh là người đề nghị thành lập các DNNN hoạt động công ích hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình.
Lập đề án thành lập DNNN hoạt động công ích, gồm những nội dung sau:
- Tên DN, địa điểm dự kiến xây dựng DN, danh mục sản phẩm, dịch vụ dự kiến sẽ kinh doanh. Tình hình thị trường hoặc nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ đó.
- Dự kiến khả năng cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, phụ liệu và các điều kiện cần thiết khác đề DN hoạt động bình thường sau khi được thành lập. Dự kiến qui hoạch vùng nguyên liệu. Dự kiến nguồn lực lao động và khả năng thu hút lao động.
- Dự kiến về chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ và trình độ trang bị công nghệ.
- Dự kiến công suất thiết kế, khả năng khai thác công suất thiết kế trong năm năm đầu kể từ khi DN bắt đầu hoạt động.
- Dự trù tổng số vốn đầu tư ban đầu, trong đó dự kiến nguồn và tỷ lệ vốn của Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại, khả năng, hình thức và tiến độ thanh toán số vốn huy động. Dự kiến nhu cầu, biện pháp tạo số vốn lưu động khi DN đi vào hoạt động.
- Dự kiến tiến độ hoàn thành xây dựng cơ bản, chạy thử và chính thức hoạt động.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, dự kiến hiệu quả kinh tế-xã hội của việc thành lập DN này.
- Dự kiến, tác động ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Lập hồ sơ đề nghị thành lập DNNN hoạt động công ích:
Hồ sơ cần có những nội dung sau: - Tờ trình đề nghị thành lập DN.
- Đề án thành lập DN. Đối với DN do Thủ trưởng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập, còn phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ về Đề án thành lập DN đó.
- Mức vốn điều lệ và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp.
- Dự thảo Điều lệ về tổ chức hoạt động của DN. - Kiến nghị về hình thức tổ chức của DN.
- Ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - Kỹ thuật đối với các ngành nghề kinh doanh chính; giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề phải có giấy phép theo qui định của pháp luật.
- Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến địa phương nơi DN đó đóng trụ sở chính và lập cơ sở sản xuất.
Đối với trường hợp được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, trong thời gian năm mươi ngày sau khi nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ đồng ý thông qua Đề án thành lập DN, người đề nghị thành lập DN phải gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập DN đến người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định thành lập DN.
Thẩm định thành lập DNNN hoạt động công ích:
Tuỳ theo tính chất, qui mô và phạm vi hoạt động của DN, người có thẩm quyền ký quyết định thành lập DN (theo phân cấp hoặc uỷ quyền) phải thành lập Hội đồng thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên gia am hiểu về các nội dung cần thẩm định tham gia, để xem xét hồ sơ đề nghị thành lập DN.
Các nội dung cần xem xét, thẩm định kỹ trước khi quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị thành lập DN phải đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lý hoặc chưa bảo đảm đủ rõ các thông tin cần thiết về việc thành lập DN, Hội đồng thẩm định yêu cầu người đề nghị thành lập bổ sung, hoàn chỉnh.
- Đề án thành lập DN phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước; trình độ công nghệ, trang thiết bị phải đạt tiêu chuẩn do Nhà nước qui định và bảo đảm việc bảo vệ môi trường và các qui định khác của pháp luật.
- Mức vốn điều lệ phải tương ứng với qui mô, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và bảo đảm được các qui định về vốn điều lệ thành lập DNNN hoạt động công ích.
- Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của DN không trái với Luật DNNN và các qui định khác của pháp luật.
- Nơi đặt trụ sở và mặt bằng kinh doanh phù hợp với tính chất, qui mô kinh doanh có đủ các điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu kinh doanh của DN và phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất, kinh doanh của DN.
Các chuyên gia được chỉ định hoặc được mời tham gia hội đồng thẩm định hồ sơ, trao đổi ý kiến, phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến này, trình người có thẩm định quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích. Không áp dụng nguyên tắc biểu quyết theo đa số trong hoạt động của Hội đồng thẩm định.
Người có thẩm quyền ký quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích thực hiện đầy đủ quyền hạn cuả mình và chịu trách nhiệm về việc thành lập hoặc không thành lập DNNN hoạt động công ích được đề nghị.
Thời hạn công bố kết quả việc xem xét thành lập DNNN hoạt động công ích:
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập DNNN hoạt động công ích, người có thẩm quyền xem xét hồ sơ, ký Quyết định thành lập DN và phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của DNNN hoạt động công ích. Các quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích đều phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để theo dõi. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, phải bổ nhiệm xong Chủ tịch, các thành viên HĐQT (nếu có) và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc DN theo đúng qui định của pháp luật.
Trường hợp không đồng ý thành lập DN, người có thẩm quyền quyết định thành lập DN trả lời bằng văn bản cho người đề nghị thành lập DNNN
hoạt động công ích trong khoảng thời gian ba mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập DN. Đối với trường hợp các DN có đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, người được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập DN đó phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lý do không thành lập DN.
Bước 3: Quyết định thành lập DNNN hoạt động công ích Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ký quyết định thành lập một số DNNN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật quyết định thành lập các DNNN hoạt động công ích do mình sáng lập.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập các DNNN hoạt động công ích do mình sáng lập hoặc do các thành phố loại hai, các quận, huyện, thị xã thuộc địa phương mình đề nghị thành lập.
Bước 4: Đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ khi có quyết định thành lập, DN phải tiến hành ĐKKD tại sở Kế hoạch và Đầu tư nơi DN có trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định thành lập, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của DN, giấy xác nhận của cơ quan tài chính về mức vốn điều lệ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất của DN, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc DN.
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh phải cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho DN.
DN có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
Quá thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký quyết định thành lập mà DN chưa làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKKD thì quyết định thành lập DN hết hiệu lực thi hành; trường hợp có lý do chính đáng, người ký Quyết
định thành lập có thể ra hạn Quyết định thành lập nhưng không được quá ba mươi ngày.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi mỗi cơ quan sau đây một bản sao giấy chứng nhận ĐKKD: Cục thuế cấp tỉnh: Tổng cục hoặc Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN được phân công quản lý DN đó; Cục Thống kê cấp tỉnh; Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh nơi DN đóng trụ sở chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật.