24 Raymond Mallon, chuyên gia tư vấn kinh tế, Dự án VIE 97/016 "C ải hiện môi trường pháp lý kinh
2.2.2. Nghĩa vụ của DNNN hoạt động công ích:
Ngoài những quyền cơ bản đã nêu ở trên, theo qui định pháp luật Việt Nam, DNNN hoạt động công ích có những nghĩa vụ chính sau đây:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào DN khác (nếu có); nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho DN.
- ĐKKD và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của DN và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do DN thực hiện.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất hoạt động phù hợp với nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường. Chiến lược phát triển của DNNN hoạt động kinh doanh có hoạt động công ích và kế hoạch hàng năm của DNNN hoạt động công ích phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn y.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của DN.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý DN.
- Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo qui định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
- Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các qui định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quĩ, về kế toán, chế độ kiểm toán, hạch toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của DN.
- Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của DN.
- Nộp ngân sách các khoản thu về phí và các khoản thu khác (nếu có). - Trường hợp DNNN hoạt động công ích có thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải tổ chức hạch toán riêng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật.
- Sử dụng vốn, kinh phí, các nguồn lực do Nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ công ích cho các đối tượng theo khung giá hoặc
phí do Chính phủ qui định .
- Đối với DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng theo giá Nhà nước qui định nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiều vào chi phí phát sinh,
khoản chênh lệch giữa thu và chi được xử lý như sau:
Trích lập các quĩ theo tỷ lệ và mức khống chế như sau: + Quĩ đầu tư phát triển : trích 25% số chênh lệch.
+ Quĩ dự phòng tài chính: trích 5% số chênh lệch, số dư của quĩ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.
+ Trích hai quĩ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế, nếu nộp ngân sách năm báo cáo cao hơn năm trước, bằng 2 tháng lương thực tế nếu nộp ngân sách năm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước.
+ Phần chênh lệch còn lại nộp Ngân sách nhà nước.
Đối với DN được Nhà nước mua toàn bộ sản phẩm dịch vụ công ích
(bao gồm cả DN sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh), DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng theo giá Nhà nước qui định, lợi nhuận thực hiện trong năm (bao gồm cả lợi nhuận kinh doanh và các hoạt động khác) được phân phối theo thứ tự như sau:
+ Nộp thuế lợi tức theo qui định.
+ Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp Ngân sách, vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế.
+ Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
+ Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản nêu trên, DN được trích lập các quĩ theo tỷ lệ và mức khống chế như sau:
+ Quĩ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%
+ Quĩ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quĩ này, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.
Trích hai quĩ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế nếu nộp Ngân sách năm báo cáo cao hơn năm trước, bằng 2 tháng lương thực tế nếu nộp Ngân sách năm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước.
Sau khi đã trừ các khoản chi phí và lập quĩ nêu trên, nếu phần lợi nhuận vẫn còn dư thì phần chênh lệch còn lại được chuyển toàn bộ vào quĩ đầu tư phát triển. Nếu không đủ nguồn để trích lập hai quĩ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế thì DN được Nhà nước cấp đủ phần còn thiếu.
- Hàng năm căn cứ vào qui định và hướng dẫn của cơ quan tài chính, DN hoạt động công ích phải lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch
vụ công cộng theo chính sách hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước, dự toán thu
chi ngân sách (bao gồm kế hoạch trợ cấp, trợ giá) báo cáo cơ quan quyết định thành lập DN và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập
DN có nhiệm vụ phê duyệt, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và cơ quan tài chính có liên quan.
Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được phê duyệt, Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập DN giao kế hoạch sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng hoặc đặt hàng, phân bổ dự toán ngân sách cho DNNN hoạt động công ích và gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp. Ngân sách chỉ đảm bảo hỗ trợ trong phạm vi dự toán ngân sách đã được duyệt.
- Hàng quí, năm DN hoạt động công ích có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành và gửi cơ quan quyết định thành lập DN, cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, cơ quan thống kế. Đồng thời DN phải tự kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính và chịu sự kiểm tra của cơ quan quyết định thành lập DN cùng cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN.
- Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, DNNN hoạt động công ích phải công bố công khai một số chỉ tiêu tài chính trước hội nghị công nhân viên chức của DN.