Cần tiến tới xây dựng một quy chế pháp lý riêng cho các DN tham gia sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích và đảm bảo cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 116 - 118)

36 David Osborne-Ted Gaeblier, Sáng tạo lại Chính phủ, tinh thần kinh doanh sẽ làm biến đổi khu vực công

3.2.1. Cần tiến tới xây dựng một quy chế pháp lý riêng cho các DN tham gia sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích và đảm bảo cho

tham gia sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích và đảm bảo cho mọi loại hình DN, bất cứ đó là DNNN hay DN ngoài quốc doanh đều đƣợc hƣởng qui chế này khi tham gia vào sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích

Việc qui định riêng một quy chế pháp lý cho các DNNN hoạt động công ích của pháp luật hiện hành thể hiện nhiều hạn chế. Trước hết, quy định này thể hiện sự thiếu công bằng trong việc áp dụng qui chế pháp lý đối vơí các loại hình DN ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ công ích và sẽ không khuyến khích được các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực tổ chức, cung cấp hàng hoá, dịch vụ công ích. Muốn khắc phục được những hạn chế trên, chúng ta cần sớm xây dựng một qui chế pháp lý áp dụng bình đẳng đối với tất cả các loại hình DN hoạt động công ích. Trong đó cần xác định rõ:

- Những lĩnh vực, địa bàn hoạt động được xếp vào lĩnh vực hoạt động công ích. Những lĩnh vực nào Nhà nước sẽ đảm nhận toàn bộ, lĩnh vực nào Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư;

- Chính sách khuyến khích cụ thể của Nhà nước đối với các loại hình DN hoạt động công ích ở từng lĩnh vực cụ thể như: chính sách hỗ trợ về tài chính (cấp vốn, trợ cấp vốn, cho vay vốn lãi luất ưu đãi, miễn, giảm thuế...);

- Xây dựng hình thức hợp đồng, đơn đặt hàng, cơ chế đấu thầu cung cấp dịch vụ công ích, tạo sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả giữa các DN trong và ngoài quốc doanh. Có như vậy, Nhà nước mới có thể thu được những dịch vụ công ích có chất lượng và hiệu quả nhất trên cơ sở một nguồn vốn ngân sách xác định. Chính sách giao chỉ tiêu kế hoạch, đặt hàng của Nhà nước cho DNNN hoạt động công ích chỉ áp dụng đối với một số loại hình hàng hoá, dịch vụ công ích đặc thù mà Nhà nước không thể không đảm nhận và các chủ thể khác không được phép làm như hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Xét một cách tổng thể, việc để riêng một luật DNNN tồn tại song song cùng Luật DN đang là sự thể hiện tính thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật về DN, đồng thời nó còn là lý do tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình DN, dễ đưa đến tâm lý Nhà nước vẫn xây dựng những ưu đãi riêng cho hệ thống DN của mình. Chính vì vậy, Nhà nước cần có cách giải quyết kịp thời tình trạng này theo hướng: đưa DNNN hoạt động kinh doanh vào Luật doanh nghiệp và chịu những qui chế pháp lý chung của Luật doanh nghiệp; đối với DNNN loại này, Nhà nước chỉ quản lý với tư cách của người chủ đầu tư vốn mà thôi. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành mới, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với DNNN hoạt động công ích37. Theo chúng tôi, Nhà nước cần phải có các giải pháp cụ thể như sau:

- DNNN hoạt động công ích hoạt động trên cơ sở qui chế pháp lý riêng của các loại hình DN hoạt động công ích (cả trong và ngoài kinh tế quốc doanh). DNNN hoạt động công ích có tổ chức hoạt động kinh doanh thì phải thực hiện theo qui chế của Luật doanh nghiệp đối với phần hoạt động kinh doanh của mình. DNNN hoạt động kinh doanh nếu có thực hiện nhiệm vụ

công ích theo chính sách của Nhà nước thì được hưởng qui chế của DN hoạt động công ích đối với phần nhiệm vụ công ích mà DN thực hiện, không phân biệt tỷ lệ phần trăm doanh thu từ hoạt động công ích. Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp sau:

+ Ban hành một văn bản pháp luật riêng, trong đó qui định cụ thể những loại hình dịch vụ công ích và những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với từng loại hình dịch vụ. Bất cứ một loại hình DN nào, kể cả trong hay ngoài quốc doanh đầu tư vào lĩnh vực công ích thuộc danh mục đã được xác định trong văn bản pháp luật này đều được hưởng những chính sách ưu đãi một cách bình đẳng.

+ Đối với DNNN hoạt động kinh doanh có tham gia hoạt động công ích theo chính sách của Nhà nước, thì phần hoạt động công ích sẽ được hưởng qui chế ưu đãi như các DN hoạt động công ích.

+ Đối với DNNN hoạt động công ích có tham gia hoạt động kinh doanh thì nên thành lập những bộ phận kinh doanh hoạt động độc lập, hạch toán riêng biệt với bộ phận thực hiện nhiệm vụ công ích, trình cơ quan quyết định thành lập DN phê duyệt.

Để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của pháp luật về DN hoạt động công ích, ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật mới, Nhà nước ta cần sửa đổi một số văn bản pháp luật liên quan, như Luật phá sản doanh nghiệp và Nghị định 189 theo hướng áp dụng một loại thủ tục thống nhất và bình đẳng đối với mọi loại hình DN trong đó có DNNN hoạt động công ích; đồng thời qui định cho người quyết định thành lập DN cũng có quyền đề nghị tuyên bố phá sản DN38

.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)