Quản lý và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN hoạt động công ích:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 80 - 81)

24 Raymond Mallon, chuyên gia tư vấn kinh tế, Dự án VIE 97/016 "C ải hiện môi trường pháp lý kinh

2.1.6.2. Quản lý và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN hoạt động công ích:

hoặc đặt hàng về số lượng sản phẩm, dịch vụ công cộng chiếm từ 70% doanh thu của DN trở lên. Trường hợp số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng không đảm bảo đủ 70% doanh thu thì DN vẫn được hưởng chế độ ưu đãI tương ứng với số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ mà DN thanh toán với Nhà nước.

2.1.6.2. Quản lý và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN hoạt động công ích: DNNN hoạt động công ích:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với DNNN hoạt động công ích với những nội dung sau đây:

Ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với DNNN hoạt động công ích, chính sách khuyến khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ ưu tiên đối với các sản phẩm và dịch vụ hoạt động công ích.

Quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các DNNN hoạt động công ích quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tổ chức xây dựng, qui hoạch và chiến lược phát triển DNNN hoạt động công ích nói riêng và DNNN nói chung trong tổng thể qui hoạch và chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ.

Tổ chức xây dựng qui hoạch và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ điều hành DNNN hoạt động công ích.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước tại các DNNN hoạt động công ích.

Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các DNNN hoạt động công ích theo qui định của pháp luật và theo phân cấp của Chính phủ.

Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DNNN hoạt động công ích, bao gồm:

- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi DNNN hoạt động công ích.

- Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch phát triển của DNNN hoạt động công ích.

- Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của DN, phê chuẩn điều lệ DNNN hoạt động công ích quan trọng.

- Quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung, giao vốn cho DN, kiểm tra, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn ở DN, qui định chế độ khấu hao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận vào các quĩ sau khi đã nộp thuế; phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,cầm cố những thiết bị, nhà xưởng quan trọng. Phê chuẩn phương án huy động vốn, góp vốn, tài sản của Nhànước vào liên doanh với các chủ sở hữu khác; thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư của Nhà nước vào các DNNN hoạt động công ích.

- Quyết định áp dụng mô hình quản lý đối với DNNN hoạt động công ích, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh chủ chốt trong DN.

- Qui định các tiêu chuẩn, định mức đơn giá tiền lương đối với sản phẩm, dịch vụ làm cơ sở cho DN trả lương cho người lao động; quyết định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với các thành viên trong ban lãnh đạo, điều hành DN.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát DN thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; giám sát hoạt động kinh doanh của DN, hoạt động quản lý, điều hành của ban lãnh đạo điều hành DN.

Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền cho các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với DN; Qui định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại DN; qui định mối quan hệ giữa các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quyền chủ sở hữu Nhà nước được Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền đối với DNNN hoạt động công ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)