Tổ chức lại DNNN hoạt động công ích:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 65 - 66)

24 Raymond Mallon, chuyên gia tư vấn kinh tế, Dự án VIE 97/016 "C ải hiện môi trường pháp lý kinh

2.1.2. Tổ chức lại DNNN hoạt động công ích:

Trong những trường hợp cần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp tổ chức lại DN của mình. Các biện pháp áp dụng để tổ chức lại DNNN bao gồm: Sáp nhập vào DNNN khác, chia tách DNNN và những biện pháp khác làm thay đổi mục tiêu hoạt động, hình thức tổ chức của DN.

Sáp nhập vào DN khác thường áp dụng trong trường hợp trên cùng một

địa bàn, có nhiều loại DN cùng loại mà trong đó có một số DN hoạt động không có hiệu quả, trong khi thực tiễn không đòi hỏi phải có nhiều DN như thời điểm hiện tại thì sáp nhập những DN yếu kém vào những DN cùng loại làm ăn có hiệu quả hơn.

Chia tách DN thường áp dụng đối với những DN mà sự hình thành

không phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan mà do sự liên kết rời rạc, bằng những mệnh lệnh hành chính bắt buộc dẫn tới hoạt động của DN kém hiệu quả. Do đó có thể tách một bộ phận hoặc toàn bộ các đơn vị thành viên ra khỏi DN sao cho các đơn vị (DN) đó hoạt động có hiệu quả hơn.

Những biện pháp khác tổ chức lại DNNN: Với những DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc những DN thực hiện những nhiệm vụ chiến lược mà Nhà nước bắt buộc phải duy trì vì không có DN nào thay thế hoặc đảm nhận vai trò đó thì Nhà nước tổ chức lại theo hướng cho DN đăng ký lại và hưởng qui chế DNNN hoạt động công ích với các chính sách ưu đãi (ví dụ như việc

cho chuyển đổi một số DNNN hoạt động kinh doanh sang mô hình DNNN hoạt động công ích).

Về cơ bản, việc tổ chức lại DNNN hoạt động công ích phải tuân thủ những qui định về việc tổ chức lại DNNN nói chung như:

+ Người đề nghị thành lập DNNN phải lập phương án tổ chức lại DN. Người quyết định thành lập DNNN phải lập Hội đồng thẩm định phương án tổ chức lại DN.

+ Trường hợp tổ chức lại DNNN mà dẫn đến thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì DN phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan có thẩm quyền về ĐKKD.

Tuy nhiên, do có những ảnh hưởng lớn về mặt xã hội khi tổ chức lại DNNN hoạt động công ích nên pháp luật có qui định việc áp dụng các biện pháp tổ chức lại các DNNN quan trọng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giải pháp Luận văn ThS. Luật. 5 05 15 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)