Quyền và nghĩa vụ phát sinh khi góp vốn thành lập công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

cổ phần

Khi góp vốn thành lập công ty cổ phần thì người góp vốn trở thành cổ đông của công ty cổ phần, có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Cổ đông của công ty cổ phần được hưởng các quyền sau:

+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;

+ Được nhận cổ tức;

+ Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông đang nắm giữ;

+ Quyền được thông tin như xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông…;

+ Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty khi công ty phá sản;

+ Những quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Tương ứng với các quyền lợi trên, cổ đông cũng có những nghĩa vụ nhất định, đó là:

+ Thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần;

+ Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty;

+ Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; + Phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi như: vi phạm pháp luật, tiến hành

kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra với công ty…

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Ta thấy nhân tố có vai trò rất lớn trong việc thành lập công ty cổ phần đó là các cổ đông sáng lập. Trong thực tế, đa số các công ty cổ phần khi thành lập thì toàn bộ số cổ đông tham gia thành lập đều là cổ đông sáng lập. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã định nghĩa: "Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần" (khoản 11 Điều 4). Khái niệm về cổ đông sáng lập sau này đã được quy định chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp năm 2005, theo đó: "Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần" [10]. Cổ đông sáng lập là những người đưa ra ý tưởng kinh doanh, đưa ý tưởng đó vào thực hiện, tạo lập nên công ty. Chính họ là những người xây dựng nền móng đầu tiên cho sự tồn tại và phát triển của công ty như thỏa thuận về việc góp vốn, soạn thảo bản Điều lệ đầu tiên của công ty điều chỉnh hoạt động nội bộ của công ty, đề ra các phương án sản xuất kinh doanh… Có lẽ vì vậy mà luật đã quy định cho họ những quyền và nghĩa vụ rất đặc trưng.

Trước hết là về quyền lợi, cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó cổ phần ưu đãi biểu quyết này chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Với quy định này, các cổ đông sáng lập phải có trách nhiệm cao hơn đối với công ty, trách nhiệm cao hơn đó cũng tương ứng với quyền hạn. Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu

quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Tuy nhiên, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng. Điều này là phù hợp với quy định về cổ đông sáng lập - những người có trách nhiệm rất lớn đối với công ty. Ngoài ra, cổ đông sáng lập cũng có các quyền giống như cổ đông khác trong công ty cổ phần như đã nêu ở trên. Quy định này dường như chỉ có ở Việt Nam. Ở các nước khác, người ta coi quyền biểu quyết thuộc về cổ phần phổ thông chứ không nằm ở loại đặc ưu. Hơn nữa, ở trong công ty, người thực sự quan tâm đến quyền biểu quyết là người sáng lập; họ giữ ưu thế biểu quyết vĩnh viễn chứ không chỉ có 3 năm đầu kể từ khi công ty được thành lập. Ở Mỹ hoặc Anh, người lập công ty chế ra các loại cổ phiếu có quyền biểu quyết khác nhau để đạt được một số mục đích của họ, ví dụ như không cho người ngoài gia đình được quyết định công việc của công ty, chỉ cho người ngoài dòng họ hưởng cổ tức… Để ấn định quyền biểu quyết trong cổ phiếu, người ta có thể làm nhiều cách:

- Phát hành hai loại cổ phần A và B; cổ phần loại A được bầu 10 phiếu; loại B được bầu 1 phiếu; bù lại, loại B được hưởng cổ tức và được chia tài sản còn lại của công ty cao hơn loại A 10%.

- Cũng có thể định ra một loại cổ phần có quyền biểu quyết, một loại khác không có quyền gì; hay là loại A được hai phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phần trong khi cổ phần loại B chỉ cho một phiếu biểu quyết.

- Cách khác nữa là cho một cổ phần loại A được bầu hai thành viên Hội đồng quản trị, trong khi cổ phần loại B được bầu một thành viên.

- Có công ty buộc Giám đốc phải nắm loại cổ phần A, còn Phó giám đốc và thủ quỹ phải nắm loại B [50, tr. 131-132].

Bên cạnh đó, cổ đông sáng lập còn có những nghĩa vụ nhất định. Đó là:

+ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh

nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông sáng lập thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ. Về vấn đề này, pháp luật của Philippines, Singapore và Malaysia quy định, các công ty không phải phát hành tất cả các cổ phần, tức là gom đủ vốn khi thành lập. Các công ty ở Singapore và Malaysia chỉ cần có hợp đồng đăng ký mua một cổ phần trong số các cổ phần được phát hành; và nếu muốn thành lập công ty thì phải có ít nhất 2 người, nên sẽ có hai người đăng ký, mỗi người mua một phiếu; vậy là công ty chỉ cần có hai cổ phần lúc đầu. Còn ở Philippines, công ty phải có hợp đồng đăng ký mua 25% số cổ phần phát hành. Ở Thái Lan, công ty phát hành chứng khoán cần tối thiểu 50% số cổ phần được phép phát hành [50, tr. 28].

Nếu có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định như sau:

- Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

- Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

- Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số cổ phần còn lại được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 84 của

Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cuối cùng cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua; đồng thời công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định. Cách xử lý như sau:

▪ Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

▪ Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

▪ Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần chưa góp đủ đó.

+ Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác không phải là cổ đông sáng lập, trừ khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận (trong trường hợp này, người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập). Theo quy định tại khoản 10 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì hạn chế chuyển nhượng cổ phần này chỉ giới hạn đối với số cổ phần mà cổ đông sáng lập đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là hạn chế chuyển nhượng cổ phần không áp dụng với số cổ phần mà cổ đông sáng lập mua khi công ty phát hành thêm trong quá trình hoạt động.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty như chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhiều cổ đông sáng lập nhận thấy sự hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập lại là một bất

lợi. Vì vậy, để tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã quy định không nhất thiết các cổ đông tham gia thành lập công ty cổ phần đều phải là cổ đông sáng lập; số lượng cổ đông sáng lập tối thiểu chỉ là 3 (khoản 2 Điều 23). Quy định của Nghị định 102 về số lượng cổ đông sáng lập phải có khi thành lập công ty cổ phần là nhằm cung cấp thông tin rõ hơn cho các nhà đầu tư trong quyết định cơ cấu cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông khác khi thành lập công ty cổ phần. Theo đó , khi thành lâ ̣p công ty cổ phần thì số lượng cổ đông sáng lâ ̣p tối thiểu phải là 3. Nói cách khác, không nhất thiết các cổ đông khi tham gia thành lâ ̣p công ty cổ phần đều phải là cổ đông sáng lâ ̣p. Viê ̣c xác đi ̣nh số lượng cổ đông sáng lâ ̣p do các cổ đông quyết đi ̣nh. Có thể thấy rằng những quy định về khái niệm và số lượng cổ đông sáng lập tối thiểu của công ty cổ phần là những quy định rất cụ thể và phù hợp thực tế, giúp cho việc thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 được thống nhất, hiệu quả hơn.

Các quy định trên cho thấy, ba năm đầu được coi là thời hạn đầy đủ cho việc đầu tư, hoàn thành và đưa dự án sản xuất kinh doanh vào hoạt động. Hạn chế trên với cổ đông sáng lập nhằm:

+ Thúc đẩy cổ đông sáng lập phải xem xét cẩn thận trước khi quyết định thành lập công ty cổ phần để kinh doanh, khắc phục hiện tượng thành lập công ty và đầu tư theo kiểu "phong trào", qua đó hạn chế được những đổ bể gây tổn thất cho chính nhà đầu tư và xã hội.

+ Góp phần duy trì sự ổn định cần thiết của công ty trong những năm đầu hoạt động.

+ Tăng thêm sự bảo đảm và niềm tin cho những người tham gia mua cổ phần sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Qua Chương 1 của luận văn có thể hiểu một cách đầy đủ về khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp cũng như bản chất pháp lý của góp vốn thành lập doanh nghiệp, những đă ̣c điểm pháp lý của công ty cổ phần ... được thể

hiê ̣n qua viê ̣c phân tích khái ni ệm góp vốn từ các phương diện kinh tế, pháp lý; so sánh góp vốn với các hành vi mua bán tài sản hoặc nhượng quyền thương mại; các đặc đi ểm của loại hình công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam cũng như liên hê ̣ với quy đi ̣nh của mô ̣t số quốc gia trên thế giới như Singapore, Anh, Pháp, Mỹ… Từ những phân tích đã nêu ở trên , ta thấy rằng công ty cổ phần là mô ̣t mô h ình kinh doanh có tính ưu việt so với những loại hình công ty khác , có khả năng tập trung vốn với quy mô rất lớn , tạo điều kiê ̣n cho dòng vốn luân chuyển linh hoa ̣t trong nền kinh tế… Với vai trò lớn như vâ ̣y thì sự xuất hiê ̣n , quá trình hoạt động của một công ty cổ phần có tác đô ̣ng rất lớn đến nền kinh tế ; do đó, góp vốn thành lập công ty là một giai đoa ̣n hết sức quan tro ̣ng, quyết đi ̣nh công ty có hoa ̣t đô ̣ng hiê ̣u quả hay không, có phát huy được những vai trò của nó hay không… Vì vâ ̣y , cần có cách hiểu đúng về thuâ ̣t ngữ góp vốn thành lâ ̣p công ty cổ phần , những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn thành lập công ty cổ phần… định hướng cho việc hiểu, vâ ̣n du ̣ng các quy đi ̣nh của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 mô ̣t cách chính xác, thống nhất và cũng nhằm đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn thiê ̣n các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về góp vốn thành lâ ̣p công ty cổ phần. Có thể thấy, Chương 1 - Khái luâ ̣n về góp vốn thành lâ ̣p công ty cổ phần là mô ̣t bức tranh phác thảo , chấm phá những nét chung , khái quát về công ty cổ phần và về vấn đề góp vốn thành lâ ̣p công ty cổ phần.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)