NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ GÓP VỐN ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

SÁNG LẬP

Về thời ha ̣n góp vốn của các cổ đông sáng lâ ̣p , khoản 1 Điều 84 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 quy đi ̣nh rõ : các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời ha ̣n 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh. Tại khoản 3 Điều 23

Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành mô ̣t số điều của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 cũng đã quy định rất cụ thể về vấn đề này:

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành ta ̣i thời điểm đăng ký doanh nghiê ̣p . Cổ đông sáng lâ ̣p và cổ đông phổ thông ta ̣i thời điểm đăng ký doanh nghiê ̣p phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhâ ̣n đăng ký doanh nghiê ̣p . Trong thời ha ̣n nà y, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua [10].

Trong thời ha ̣n 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng của thời ha ̣n góp vốn theo quy đi ̣nh , công ty cổ phần phải thông báo kết quả góp v ốn cổ phần đã đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh (khoản 4 Điều 23 Nghị định 102/2010). Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/NĐ-CP cũng quy định rất rõ: Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p và Nghi ̣ đi ̣nh 102/NĐ-CP đã quy đi ̣nh khá chă ̣t chẽ về thời ha ̣n góp vốn của cổ đông sáng lâ ̣p, không cho phép các cổ đông sáng lâ ̣p tự đi ̣nh ra thời ha ̣n cam kết góp vốn như trước kia nữa (trong Luật Doanh nghiê ̣p 1999). Các quy định này nhằm tránh tình trạng kéo dài thời hạn góp vốn , gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý doanh nghiệp. So vớ i quy đi ̣nh về viê ̣c góp vốn của các thành viên sáng lâ ̣p công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n thì quy định về thời hạn góp vốn của các cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần rõ ràng và chặt chẽ hơn . Viê ̣c góp vốn phải tuân thủ theo thời ha ̣n luâ ̣t đi ̣nh , các cổ đông sáng lập không có quyền tự thỏa thuâ ̣n thời điểm cam kết góp vốn như đối với các thành viên sáng lâ ̣p của công ty trách nhiê ̣m hữu ha ̣n.

Ngoài ra , Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 cũng quy định : "Trường hợp các cổ đông sáng lâ ̣p không đăng ký mua hết số cổ phần được qu yền chào bán thì số cổ phần còn la ̣i phải được chào bán và bán hết trong thời ha ̣n ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh " [34]. Quy đi ̣nh này nhằm buộc các cổ đông trong công ty cổ phần phải góp đủ số vốn điều lệ, tránh tình trạng công ty cổ phần vẫn hoạt động trong thời gian dài nhưng vốn điều lê ̣ chưa được góp đủ , qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của chủ nợ công ty, tăng cườ ng sự công bằng cho môi trường kinh doanh. Tuy nhiên ta thấy, Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 cũng chưa đưa ra chế tài đối với trường hợp số cổ phần của công ty không được bán hết trong thời ha ̣n 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh . Đến khi Nghi ̣ đi ̣nh 102/2010 được ban hành , thì một số những điểm trống của Luật Doanh nghiê ̣p 2005 đã được quy đi ̣nh cu ̣ thể , chi tiết hơn. Tại khoản 5 Điều 23 Nghị đi ̣nh 102/2010/NĐ-CP quy đi ̣nh rất rõ ràng đối với trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời ha ̣n 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhâ ̣n đăng ký doanh nghiê ̣p, đó là:

+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

+ Cổ đông chỉ thanh toán mô ̣t phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết , nhâ ̣n lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ p hần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

+ Trường hợp cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, số cổ phần còn lại được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cuối cùng cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua; đồng thời công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định. Cách xử lý như sau:

▪ Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

▪ Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

▪ Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần chưa góp đủ đó.

Quy định như vậy là rất cụ thể, hợp lý, giúp cho các nhà làm luật, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể áp dụng luật một cách thống nhất, chính xác khi xử lý các trường hợp cổ đông không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết.

Như vậy, trong Chương 2, luận văn đã nghiên cứu, phân tích những quy định cơ bản về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam. Trong phần này, luận văn đã nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể góp vốn, hình thức góp vốn, vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn, định giá tài sản góp vốn và quyền, nghĩa vụ của cổ đông sáng lập cùng một số nội dung khác về góp vốn thành lập công ty cổ phần. Các nội dung cơ bản về góp vốn thành lập công ty cổ phần đã được phân tích, so sánh với quy định của các giai đoạn trước, các quy định của pháp luật nước ngoài để rút ra những điểm tích cực, tiến bộ và cả những điểm hạn chế của các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá các quy định cơ bản về góp vốn thành lập công ty cổ phần dựa trên sự quan sát thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra những điểm thuận lợi, khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật, làm cơ sở cho việc đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần tại Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)