Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh nói chung cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 105 - 107)

doanh nói chung cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc khác

Để áp dụng hiệu quả pháp luật kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất thì một trong những yếu tố quan trọng là phải nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như các cơ quan nhà nước khác. Năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung và của cơ quan đăng ký kinh doanh luôn là vấn đề được chú trọng cải cách, nâng cao. Tuy nhiên, do tác động của nhiều nguyên nhân nên mặc dù Nhà nước ta dành sự quan tâm nhưng chất lượng quản lý nhà nước của các cơ quan này còn chưa thực sự hiệu quả. Sự ra đời của hàng chục nghìn doanh nghiệp phản ánh mặt tích cực của quyền tự do kinh doanh, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, gọn nhẹ nhưng một mặt cũng cho thấy rất nhiều những điểm hạn chế trong việc cấp phép đăng ký kinh doanh. Hàng ngàn các hồ sơ thành lập công ty được chấp thuận; sau đó là sự ra đời của hàng loạt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, rất nhiều "công ty ma" ra đời… cùng với sự dễ dãi của các cơ quan đăng ký kinh doanh hay là thái độ thiếu trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ nhà nước. Chất lượng của các

doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với sự gia tăng. Hàng năm, ngành Tòa án phải giải quyết không ít các tranh chấp giữa các cổ đông, các thành viên công ty liên quan đến vấn đề góp vốn. Việc cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, theo dõi, giám sát việc góp vốn thành lập doanh nghiệp là rất quan trọng không chỉ tại thời điểm góp vốn mà còn có ý nghĩa và vai trò lớn trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Khi góp vốn thành lập công ty, các cổ đông phải thực hiện đúng thỏa thuận góp vốn như thời điểm góp vốn, tài sản góp vốn, phương thức góp vốn… Nhưng tất cả các nội dung này trong nhiều trường hợp chỉ được thực hiện trên giấy, điều đó cho thấy khâu "hậu kiểm" của các cơ quan quản lý nhà nước còn quá yếu kém, sau khi cấp phép hoạt động chưa có các biện pháp giám sát có hiệu quả nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện đã cấp phép. Và rồi khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến góp vốn thì Tòa án lại lúng túng không biết áp dụng văn bản pháp luật nào…

Vì vậy, để cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan nhà nước khác thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, chúng ta cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Trước hết, cần xác định rõ ràng và hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp. Cần có sự phân cấp quản lý một cách hợp lý và cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước.

Hai là, chú trọng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhà nước cần có các chính sách thực hiện nghiêm chỉnh việc chịu trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức trong thực hiện công vụ; luôn quan tâm từng bước cải thiện đời sống của đội ngũ này. Các cơ quan nhà nước cần có những chương trình, kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức; tuyên truyền, khuyến khích cán bộ thực hiện theo đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cao đối với công việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Ba là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chí: cơ chế gọn nhẹ, thủ tục đơn giản, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Cần có một hệ thống cập nhật các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh cùng với các tiêu chí, thủ tục cụ thể đang có hiệu lực ở nước ta. Các cơ quan nhà nước cần có tiêu chí cấp phép hay từ chối cấp phép thống nhất, rõ ràng, minh bạch để người dân có thể dễ dàng nắm được.

Bốn là, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước về đăng ký kinh doanh cũng như quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phát hiện kịp thời các sai phạm và có cơ chế xử lý nghiêm minh, công khai nhằm mục đích giáo dục chung và cũng để phát huy vai trò ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)