LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ SỰ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 42 - 47)

VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ SỰ ĐẢM BẢO CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Ở Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp cũng như các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần ra đời khá muộn. Trước khi Luật Công ty năm 1990 ra đời, pháp luật Việt Nam không có văn bản chính thức nào điều chỉnh về công ty cổ phần, do đó các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần cũng không được đề cập tới. Luật Công ty là cơ sở pháp lý đầu tiên cho công ty cổ phần tồn tại và phát triển. Có thể nói, sự ra đời của Luật Công ty 1990 là một bước tiến lớn, đánh dấu sự thay đổi lớn trong nhận thức của xã hội: thừa nhận công ty là hình thức pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh. Chính sự thay đổi này đã thúc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư kinh doanh, do đó bước đầu đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho xã hội.

Tuy nhiên, các quy định về công ty cổ phần trong Luật Công ty còn sơ sài, mới chỉ đưa ra được khái niệm về vốn của công ty cổ phần, còn vấn đề góp vốn vào công ty cổ phần hầu như không được đề cập đến. Đến khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành, công ty cổ phần và góp vốn thành lập công ty cổ phần mới được quy định một cách chi tiết hơn, với tính cách là nội dung pháp lý quan trọng. Sau một thời gian thi hành các quy định này thì đã bộc lộ không ít những bất cập, sự không phù hợp đối với thực tế nước ta lúc bấy giờ… Vì vậy, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 có thể coi là sự nỗ lực của Nhà nước trong việc tạo ra một đạo luật hoàn thiện, phù hợp với sự

phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời góp phần tạo nên sự thông thoáng, đơn giản hóa trong thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình… Do đó, các quy định điều chỉnh vấn đề góp vốn thành lập công ty cổ phần cũng được chú trọng hơn, được quy định khá chi tiết và đầy đủ.

Ngoài ra, góp vốn thành lập công ty cổ phần còn được điều chỉnh bởi những văn bản khác như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2006, Luật Đầu tư 2005, Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật như: Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiê ̣p , Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp…

Qua tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp nói chung và pháp luật điều chỉnh góp vốn thành lập công ty cổ phần nói riêng, ta thấy mục đích chính của pháp luật doanh nghiệp là đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và du nhập mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, giúp doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển về mặt quy mô và hoàn thiện hơn trách nhiệm đối với xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển phù hợp với nền kinh tế quốc tế.

Một trong những đặc điểm rõ nét của các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần là đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư. Bởi một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào kinh doanh đó là sự đảm bảo, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với họ. Trong đó, vấn đề đảm bảo của Nhà nước đối với việc bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh là quan trọng nhất, bởi đó là sự bảo hộ, tôn trọng của Nhà nước đối với tài sản, các quyền tài sản và hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có sự ra đời của các chính sách, các văn bản pháp lý tạo hành lang pháp lý , giúp cho các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư có cơ hô ̣i để hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh , gia nhâ ̣p thi ̣ trường và sâu xa hơn là thực hiê ̣n các vai trò, chức năng đối với xã hô ̣i.

Để một công ty cổ phần được thành lập thì các cổ đông sáng lập phải cùng góp vốn, có cùng thiện chí trong việc thành lập công ty, có ý tưởng kinh doanh khả thi, ngành nghề kinh doanh hợp pháp… Nhưng để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì ngoài những yếu tố trên còn phải có sự thừa nhận và bảo hộ từ phía Nhà nước đối với việc đầu tư vốn kinh doanh đó. Đó là sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước từ giai đoạn góp vốn thành lập công ty cổ phần đến quá trình hoạt động kinh doanh, đối với những lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh và phân phối lợi nhuận cho những cổ đông của công ty… Mọi hành vi xâm phạm tới tài sản, hoạt động kinh doanh hợp pháp của công ty phải bị ngăn chặn. Sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp phải được thể hiện trong các văn bản pháp luật. Các quy định đó phải rõ ràng, minh bạch, thống nhất và phải được thực thi nghiêm chỉnh.

Tại Chương II "Chế độ kinh tế", Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) - văn bản pháp lý cao nhất thừa nhận và bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, cụ thể là quy định tại Điều 22: "Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ" [32].

Những quy định trên đã được cụ thể hóa trong Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các loại hình doanh nghiệp không

phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

3. Tài sản, vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp [34]. Những quy định trên là một sự tiến bộ, thể hiện sự tôn trọng và bảo hộ từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Khoản 1, khoản 2 Điều 5 là sự thừa nhận tính hợp pháp của các doanh nghiệp, sự bình đẳng trước pháp luật của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước ta đang tăng cường việc đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt giữa doanh nghiệp dân doanh hay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã thể hiện tinh thần đó. Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 sẽ là đạo luật thống nhất, điều chỉnh việc thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây là một sự cố gắng, một sự thay đổi tích cực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự bảo đảm của Nhà nước thể hiện rõ nhất ở quy định: "Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị

quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính". Quy định này là sự thừa nhận về quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty về lâu về dài, hạn chế những mệnh lệnh hành chính tùy tiện xâm hại đến quyền sở hữu của các chủ sở hữu công ty, tài sản công ty. Đây là một quy định rất quan trọng. Bảo vệ quyền sở hữu tức là bảo vệ sự ổn định và an ninh xã hội, đồng thời bảo vệ khả năng sáng tạo, sức lao động, khả năng tích lũy của toàn xã hội. Một nhà đầu tư sẽ không dám bỏ vốn, hoặc tận tâm với công việc kinh doanh nếu như vốn, lợi nhuận thu được từ kinh doanh một ngày nào đó sẽ bị Nhà nước trưng dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, Nhà nước buộc phải trưng mua hoặc trưng dụng tài sản doanh nghiệp. Trong trường hợp đó thì doanh nghiệp sẽ được thanh toán, bồi thường.

Với quan điểm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp hiện hành có ghi nhận tính sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là cần thiết; thu nhập của doanh nghiệp là hệ quả của tiêu thụ sản phẩm, nếu việc hạn chế hoặc ngăn chặn sản phẩm của doanh nghiệp bằng những chính sách, mệnh lệnh hành chính sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, luật cần quy định rõ ràng hơn về các quy định bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc đảm bảo của Nhà nước đối với công ty về tài sản không chỉ đơn thuần được hiểu là bảo vệ tiền bạc, nhà cửa, văn phòng, nhà xưởng… của công ty mà còn là sự bảo vệ cả tài sản vô hình của doanh nghiệp. Những tài sản vô hình của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm… cũng đang được Nhà nước bảo hộ thông qua những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn là một vấn đề khá mới và còn nhiều bất cập ở Việt Nam. Nhà nước ta đang c ố gắng để thực thi luật một cách hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp.

Sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp còn được hiểu là trong tình trạng công ty làm ăn không thuận lợi và lâm vào tình trạng phá sản, thì bằng những quy định pháp luật để cho phép doanh nghiệp "rút lui" khỏi thị trường một cách hợp pháp. Trong trường hợp này thì tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật phá sản, tránh tình trạng lộn xộn, "xiết nợ" đối với các tài sản cá nhân của cổ đông, hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hay hình sự hóa các vấn đề kinh tế dân sự.

Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp còn là sự ghi nhận quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền thành lập doanh nghiệp, quyền góp vốn, quyền mua cổ phần của các cá nhân, tổ chức thông qua các quy định pháp luật. Luật Doanh nghiệp năm 2005 mà cụ thể là tại Điều 8, Nhà nước ta đã ghi nhận quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp như doanh nghiệp được chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động… và được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh sản xuất. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu ngành, nghề kinh doanh đó không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh hoặc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng cũng định hướng các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)