Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 107 - 111)

luật cho ngƣời dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp

Việc nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh cho người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng là một kênh quan trọng để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư và đưa pháp luật về góp vốn thành lập công ty cũng như các quy định khác được thực thi hiệu quả trong đời sống xã hội, giảm thiểu những vi phạm pháp luật, tranh chấp không đáng có.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật giúp cho người dân, các nhà đầu tư có hiểu biết về pháp luật, hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện kinh doanh, sản xuất, để từ đó họ có ý thức tuân thủ pháp luật.

Nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh có nghĩa là nâng cao hiểu biết pháp luật đối với doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc gia, đối với cộng đồng. Mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận nhưng trên hết là phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý, và phải có trách nhiệm với xã hội. Khi gia nhập

thị trường, tiến hành các hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp phải hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, thuế, pháp luật lao động… Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng đạo đức không chỉ là mối bận tâm của mỗi cá nhân mà phải là của nhiều người. Trong một doanh nghiệp, đạo đức phải bắt đầu từ trên ban lãnh đạo đi xuống các nhân viên. Đạo đức trong kinh doanh là biết giữ chữ tín trong kinh doanh, biết liên kết trong làm ăn, biết đối đãi với khách hàng, biết đối xử với đồng nghiệp và nhân viên…

Các phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể áp dụng để giáo dục pháp luật cho người dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh như thông qua truyền hình, đài phát thanh, báo chí, hội nghị, hội thảo… Cần tổ chức thành mô hình các câu lạc bộ doanh nhân, câu lạc bộ hay hiệp hội doanh nghiệp, qua các buổi sinh hoạt chung của các câu lạc bộ này để lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh.

Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng đến việc hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp thông qua các cơ quan tư pháp. Cần nâng cao chất lượng phục vụ, năng lực chuyên môn của các công ty luật, văn phòng luật và cả bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp tại các phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cũng như các cơ quan nhà nước khác. Bởi vì, hiện nay trình độ pháp luật của người dân nước ta còn chưa cao, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc nâng cao các kiến thức pháp luật, nên trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thực sự là thiết thực. Tại các cơ quan nhà nước như cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cần có một bộ phận tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật, tuân thủ các thủ tục… với thái độ cởi mở, tôn trọng và giúp đỡ của các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ này.

Với những định hướng và một số ý kiến cụ thể mang tính cá nhân như trên, tôi thực sự hy vọng rằng các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần nói riêng, các quy định của Luật Doanh nghiệp nói chung ngày càng được hoàn thiện, hiệu quả, phát huy được vai trò trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, qua đó tăng sự đóng góp vào ngân sách nhà nước, tăng sức mua trong nhân dân, kích thích tiêu dùng và khuyến khích đầu tư; bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách tạo ra việc làm. Thông qua sự phát triển của các doanh nghiệp tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đây là tiền đề cho sự phát triển, phát huy được trí sáng tạo của con người, là điều kiện để phát triển nội lực, lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Để tạo điều kiện hơn nữa cho các loại hình doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng thì pháp luật có vai trò quan trọng và quyết định. Theo đó, pháp luật phải phản ánh đúng thực tế khách quan, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước, phản ánh được tính hiện đại, xu hướng phát triển, vừa có tính khái quát, vừa rõ ràng và minh bạch.

Từ đó có thể thấy rằng, góp vốn thành lập công ty cổ phần là một nội dung quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty cổ phần. Nghiên cứu các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, luận văn góp phần làm rõ hơn các quy định của pháp luật, giúp cho việc đầu tư thành lập công ty cổ phần được thuận lợi hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã nêu được những điểm mới, điểm phù hợp của Luật Doanh nghiệp năm 2005 so với Luật Doanh nghiệp năm 1999, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý về góp vốn thành lập công ty cổ phần. Với cách tiếp cận trên, luận văn nghiên cứu những quy định đối với góp vốn thành lập

công ty cổ phần ở Việt Nam tương đối toàn diện, đề cập đến các vấn đề như khái niệm pháp lý liên quan đến vốn của công ty cổ phần, các quy định về góp vốn như chủ thể, hình thức và thời hạn góp vốn của các cổ đông… Các vấn đề được đề cập nghiên cứu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật doanh nghiệp đặt trong mối tương quan với pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật sở hữu trí tuệ… gắn kết với thực tế đã chỉ ra những quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần còn chưa thực sự rõ ràng, có thể gây nhầm lẫn. Từ đó, luận văn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện một số quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Tác giả luận văn xin nhấn mạnh rằng những đề xuất này chỉ mang tính cá nhân nên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định kể cả về mặt quan điểm.

Còn rất nhiều vấn đề tôi muốn trình bày, nhưng trong khuôn khổ có hạn của luận văn thạc sĩ cũng như khả năng nhận thức, lý luận cũng như cách thức diễn đạt còn hạn chế, tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản biện, lời góp ý chân thành và quý báu để luận văn được hoàn thiện, thực sự có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi bắt tay vào công việc sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)