ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 96 - 98)

cầu tất yếu khách quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quan hệ kinh tế cũng xuất hiện ngày một đa dạng hơn vì vậy đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi phù hợp với chúng, các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần cũng nằm trong quy luật đó, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, công ty cổ phần đang trở thành một mô hình doanh nghiệp phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

3.2. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Từ việc nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật doanh nghiệp, luận văn xin đưa ra một số định hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và thực hiện đường lối đổi mới, các chủ trương, chính sách đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Trong đó, tập trung vào chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách phát huy nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, pháp luật doanh nghiệp cũng như các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần phải đảm bảo yếu tố bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, không ưu ái thành phần kinh tế quốc doanh hơn thành phần kinh tế tư nhân, không phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Sự bình đẳng đó phải được thể hiện rõ, đảm bảo cả về mặt pháp lý và thực tế. Đó là pháp luật phải tạo ra một sân chơi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo ra

môi trường cạnh tranh lành mạnh, dần xóa bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực.

Thứ ba, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để các chủ thể thành lập, vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Đó là sự thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước từ giai đoạn thành lập công ty đến quá trình hoạt động kinh doanh, đối với lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Đó còn là sự tôn trọng quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong điều hành công ty, để cho doanh nghiệp được được chủ động và tự chịu trách nhiệm trong lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức, hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật…

Thứ tư, đổi mới, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp bằng các biện pháp hành chính mà nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động thuận lợi thông qua các cơ chế, chính sách và có sự quản lý của Nhà nước. Chức năng chính của Nhà nước là hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các quyền hợp pháp và bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; coi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.

Thứ năm, pháp luật doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần nói riêng phải phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định pháp luật phải được ban hành dựa trên sự tổng kết thực tiễn, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phải dự liệu được xu thế phát triển của các quan hệ kinh tế trong tương lai.

Thứ sáu, có sự kế thừa những quy định tiến bộ mà pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại.

Cuối cùng, đó là lấy tinh thần nâng cao văn hóa, đạo đức kinh doanh, văn hóa pháp lý doanh nghiệp là tiêu chí hướng đến của các quy định thành lập công ty cổ phần ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)