Giải phỏp hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan (Trang 92 - 101)

4. Hạn chế về xuất khẩu (vi phạm điều XI.1, GATT 1994) Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bỏn để xuất khẩu cỏc sản phẩm dướ

3.4.2. Giải phỏp hoàn thiện

Tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện hàng rào thương mại phi thuế quan của Việt Nam nhằm hướng tới sự tuõn thủ cao hơn cỏc quy định của WTO là

một quỏ trỡnh cần nhiều nỗ lực, gắn bú chặt chẽ với sự phỏt triển kinh tế xó hội của đất nước, cũng như cần cỏc kế hoạch và giải phỏp cụ thể.

Giải phỏp chiến lược là phải xõy dựng một lộ trỡnh thực hiện từ khi gia nhập cho tới khi tuõn thủ hoàn toàn. Đối với hầu hết cỏc Hiệp định đó cam kết, chỳng ta đó xõy dựng được lộ trỡnh đầy đủ. Một kế hoạch hoặc lộ trỡnh thực hiện gồm nhiều hoạt động khỏc nhau, từ phương ỏn xõy dựng và hoàn thiện khuụn khổ phỏp lý trong lĩnh vực cụ thể đú, thụng thường là hoạt động sửa đổi và ban hành mới cỏc văn bản phỏp lý, hay cũn gọi là quỏ trỡnh nội luật húa cỏc cam kết quốc tế, nhằm đạt được sự phự hợp với cỏc cam kết đú. Một chương trỡnh xõy dựng và hoàn thiện luật được ra đời, nờu lờn cỏc văn bản phỏp luật cụ thể với tờn gọi, cơ quan ban hành, hiệu lực phỏp lý và thời gian ban hành để điều chỉnh một nội dung cụ thể nhằm thực hiện cam kết. Và cuối cựng là đề ra cỏc biện phỏp thực hiện, bao gồm cả biện phỏp tuyờn truyền và phổ biến phỏp luật đối với cỏc đối tượng cú liờn quan.

Để thực hiện đầy đủ cỏc cam kết về NTB núi riờng và cỏc cam kết khỏc trong khuụn khổ WTO, cần thực hiện cỏc giải phỏp mang tớnh lõu dài như sau:

i. Tiếp tục đẩy mạnh cụng cuộc phỏt triển kinh tế theo định hướng nền kinh tế thị trường cú sự điều tiết của Nhà nước;

ii. Xõy dựng và thực hiện kế hoạch phỏt triển kinh tế theo từng thời kỳ, cú sự điều chỉnh linh hoạt, phự hợp với tỡnh kinh tế khu vực và thế giới;

iii. Xõy dựng và triển khai lộ trỡnh thực hiện cỏc cam kết trong khuụn khổ WTO, bao gồm cỏc cam kết về NTB, phự hợp với tiến trỡnh phỏt triển kinh tế xó hội và cỏc yờu cầu quản lý thương mại trong từng thời kỳ, nghiờn cứu kinh nghiệm của một số nước đi trước, cho tới khi đạt được sự tuõn thủ hoàn toàn;

iv. Đổi mới và tăng cường hệ thống thực thi, kiểm soỏt nhằm đảm bảo sự tuõn thủ phỏp luật trong nước liờn quan tới cỏc vấn đề cấp phộp, SPS, TBT, TRIMS…

Để triển khai kế hoạch thực hiện cỏc cam kết, Thủ tướng Chớnh phủ đó ban hành một số quyết định về kế hoạch thực hiện cỏc Hiệp định cụ thể trước thời điểm Việt Nam chớnh thức gia nhập WTO.

Đối với thủ tục cấp phộp nhập khẩu, Thủ tướng Chớnh phủ đó cú Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 2/3/2005, cú hiệu lực từ 1/9/2005. Theo đú, Quy chế cấp phộp nhập khẩu hàng húa được thực hiện theo hai hỡnh thức cấp phộp được phộpến nghị tại Hiệp định là cấp phộp nhập khẩu tự động và cấp phộp nhập khẩu khụng tự động nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động cấp phộp trờn cơ sở nguyờn tắc minh bạch húa thụng tin…

Quyết định này đó đỏp ứng hầu hết cỏc nghĩa vụ cơ bản theo Hiệp định ILP, như mọi quy định, thụng tin liờn quan đến thủ tục đề nghị cấp phộp nhập khẩu, cơ quan cấp phộp, danh mục hàng húa thuộc diện cấp phộp nhập khẩu… phải được đăng Cụng bỏo chậm nhất là hai mươi mốt ngày (21 ngày) trước khi cỏc quy định đú cú hiệu lực phỏp lý (Điều 1.4.a của Hiệp định); quy định thời hạn nộp hồ sơ (nếu cú) phải được quy định tối thiểu là hai mươi mốt ngày (21 ngày) trước khi hết hạn nộp hồ sơ (Điều 1.6); đối tượng đề nghị cấp phộp nhập khẩu chỉ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phộp nhập khẩu tới một cơ quan, trong trường hợp nhất thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan thỡ số cơ quan này khụng được quỏ ba (3) cơ quan (Điều 1.6); cơ quan cấp phộp nhập khẩu khụng được từ chối hồ sơ đề nghị cấp phộp vỡ những sai sút nhỏ về thụng tin, với điều kiện những sai sút này khụng làm thay đổi những nội dung quan trọng và cơ bản của hồ sơ đề nghị cấp phộp nhập khẩu (Điều 1.7); khụng được từ chối việc thụng quan hàng nhập khẩu đó được cấp phộp chỉ vỡ cú sự khỏc biệt nhỏ về giỏ trị, số lượng hay trọng lượng so với con số ghi trờn giấy phộp do sự chờnh lệch phỏt sinh trong quỏ trỡnh giao hàng, do tớnh chất của việc xếp dỡ hàng rời và những khỏc biệt nhỏ khỏc phự hợp với thực tiễn thương mại bỡnh thường (Điều 1.8); việc tiếp cận ngoại hối để tiến hành nhập khẩu hàng húa nhập khẩu theo giấy phộp được ỏp dụng bỡnh đẳng như đối với hàng

húa nhập khẩu khụng chịu sự điều chỉnh của giấy phộp nhập khẩu và phải phự hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối (Điều 1.9)…

Ngoài ra, Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 2/3/2005 về thủ tục cấp phộp nhập khẩu đó tuõn thủ cỏc nguyờn tắc cơ bản về cấp phộp nhập khẩu tự động và khụng tự động theo Hiệp định. Như quy định về thời gian chấp nhận hồ sơ đề nghị cấp phộp nhập khẩu tự động hợp lệ trong một khoảng thời gian hợp lý về mặt thủ tục hành chớnh, nhưng tối đa khụng quỏ mười ngày (10 ngày) làm việc, kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ (Điều 2.2.a); thời hạn hiệu lực của giấy phộp phải hợp lý, khụng được quỏ ngắn đến mức việc nhập khẩu trở nờn khụng khả thi. Thời hạn hiệu lực cũng khụng được quy định ở mức loại trừ việc nhập khẩu từ những nguồn hàng xa, (Điều 3.5.g)…

Trong lĩnh vực SPS, Việt Nam đó cố gắng xõy dựng cỏc biện phỏp SPS trờn cơ sở cỏc tiờu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của cỏc tổ chức quốc tế, đảm bảo việc thực hiện Hiệp định chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật. Ngoài ra, cỏc cơ quan chịu trỏch nhiệm cần tăng cường hoạt động giỏo dục đào tạo cho nhõn viờn, đầu tư mỏy múc cỏc trang thiết bị phục vụ cụng tỏc kiểm tra, giỏm sỏt và phờ duyệt; hợp tỏc với cỏc thành viờn WTO và tổ chức quốc tế để hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ theo WTO; ký kết cỏc thỏa thuận và hiệp định về cỏc vấn đề SPS và tăng cường trao đổi thụng tin với cỏc thành viờn WTO; tăng cường kỹ thuật và thủ tục đỏnh giỏ rủi ro thụng qua hợp tỏc với cỏc tổ chức quốc tế và cỏc thành viờn WTO.

Trong lĩnh vực TBT, Thủ tướng Chớnh phủ cú Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc phờ duyệt Đề ỏn triển khai thực hiện Hiệp định TBT. Một trong cỏc mục tiờu nhằm thực hiện Hiệp định TBT là "bảo đảm hệ thống văn bản phỏp quy kỹ thuật, tiờu chuẩn và cỏc quy trỡnh đỏnh giỏ phự hợp với phỏp luật Việt Nam, đồng thời đỏp ứng cỏc nguyờn tắc cơ bản của Hiệp định TBT, bao gồm cả cỏc nguyờn tắc khụng phõn biệt đối

xử, khụng cản trở thương mại và minh bạch trong quỏ trỡnh xõy dựng và thực thi". Cỏc nhiệm vụ cụ thể bao gồm: (i) hoàn thiện hệ thống văn bản phỏp quy kỹ thuật, trờn cơ sở kết quả rà soỏt, cỏc Bộ, ngành và địa phương tiến hành sửa đổi cỏc văn bản chưa phự hợp và xõy dựng bổ sung cỏc văn bản mới phự hợp với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phỏp luật được giao; (ii)) xõy dựng và soỏt xột hệ thống tiờu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiờu chuẩn ngành (TCN) nhằm nõng dần mức độ hài hũa của hệ thống này với hệ thống của quốc tế trờn cơ sở đảm bảo những lợi ớch chung của kinh tế - xó hội và nõng cao khả năng cạnh tranh của cỏc doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viờn của WTO; (iii) tăng cường hoạt động đỏnh giỏ phự hợp với văn bản phỏp quy và kỹ thuật.

Theo kế hoạch xõy dựng TCVN thường xuyờn năm 2008 của Bộ KHCN, TCVN sẽ được xõy dựng trong một số lĩnh vực như phương tiện giao thụng đường bộ (4 TCVN), cụng-ten-nơ vận chuyển (5 TCVN), tương thớch điện từ (6 TCVN), gạch gốm ốp lỏt (4 TCVN)… Phương phỏp xõy dựng TCVN chủ yếu là chấp nhận cỏc tiờu chuẩn quốc tế trong cỏc lĩnh vực tương ứng của ISO, IEC hoặc xõy dựng mới.

Để đảm bảo tuõn thủ nghĩa vụ TBT, ngoài việc hoàn thiện hệ thống phỏp luật, cỏc cơ quan hữu quan cần thực hiện cỏc biện phỏp đồng bộ như tăng cường cơ cấu tổ chức, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhõn lực của Cơ quan Thụng bỏo Quốc gia; rà soỏt cỏc quy định phỏp luật trong kiểm tra và chứng nhận chất lượng với cỏc nguyờn tắc quốc tế tương ứng; thỳc đẩy việc ỏp dụng rộng rói hơn việc nhà cung cấp khai bỏo về sự tuõn thủ của hàng húa với với quy định kỹ thuật và tiờu chuẩn theo cỏc hướng dẫn do ISO ban hành; đảm bảo trong quỏ trỡnh xõy dựng cỏc quy định kỹ thuật và thủ tục đỏnh giỏ tuõn thủ của mỡnh sẽ tham khảo cỏc tiờu chuẩn, hướng dẫn do cỏc cơ quan tiờu chuẩn húa ban hành; mở rộng việc tham gia vào cỏc Thỏa thuận cụng nhận lẫn nhau trong khuụn khổ APEC, ASEAN và ASEM và với cỏc thành

viờn WTO; tiếp tục cỏc chương trỡnh hài hũa húa cỏc tiờu chuẩn quốc gia với cỏc tiờu chuẩn quốc tế trong khuụn khổ APEC, ASEAN và ASEM.

Trong việc thực hiện Hiệp định về xỏc định trị giỏ hải quan, việc chuyển đổi sang hệ thống xỏc định trị giỏ hải quan theo Hiệp định CVA về cơ bản hoàn thành với việc ban hành Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy định cỏc phương phỏp xỏc định trị giỏ hải quan của hàng húa nhập khẩu và cỏc khoản điều chỉnh từ Điều 1-8 của Phụ lục I của Hiệp định. Tuy nhiờn, Nghị định số 60 khụng quy định việc ỏp dụng phương phỏp trị giỏ tớnh toỏn theo Điều 6 của Hiệp định và phương phỏp trị giỏ khấu trừ (theo Khoản 2, Điều 5 của Hiệp định được đề cập tại Phụ lục III.4), do hạn chế về nguồn thụng tin và năng lực của đội ngũ cụng chức hải quan.

Do số thuế thu nhập khẩu thu được chiếm một tỉ trọng lớn trong số thu ngõn sỏch và cỏc gian lận qua giỏ là thường xuyờn, năng lực của đội ngũ cỏn bộ hải quan cũn yếu, nờn việc chuyển hoàn toàn sang hệ thống xỏc định trị giỏ của Hiệp định CVA sẽ gõy khú khăn để đảm bảo số thu cho ngõn sỏch. Do đú, Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 vẫn quy định việc ỏp dụng bảng giỏ tối thiểu cho một số loại hàng húa trong giai đoạn đầu thực hiện. Tuy nhiờn, việc ỏp dụng bảng giỏ tối thiểu đó được loại bỏ khi Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 được ban hành, để việc xỏc định trị giỏ hải quan hoàn toàn dựa trờn hệ thống của Hiệp định CVA. Tiếp đú, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 thay thế cho Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 đó nõng mức độ tuõn thủ của phỏp luật trong nước về xỏc định trị giỏ hải quan phự hợp hơn với Hiệp định CVA.

Trong thời gian tới, mục tiờu của cơ quan hải quan là tiếp tục xõy dựng và điều chỉnh khung luật phỏp quốc gia làm cơ sở phỏp lý để thực hiện đầy đủ Hiệp định, hạn chế tỡnh trạng gian lận thương mại qua giỏ; chuẩn hoỏ đầy trỡnh kiểm tra trị giỏ, quy trỡnh tham vấn và xỏc định trị giỏ phự hợp với Hiệp định; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại cỏc vấn đề liờn quan đến trị

giỏ hải quan phự hợp với cỏc quy định và cỏc thụng lệ quốc tế; phỏt triển hệ thống cơ sở dữ liệu về giỏ và cỏc cụng cụ hỗ trợ khỏc để kiểm soỏt trị giỏ khai bỏo; xõy dựng cơ chế hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc xỏc định trị giỏ hải quan.

Đối với việc thực hiện Hiệp định TRIMS, Việt Nam tiếp tục loại bỏ cỏc yờu cầu bắt buộc ghi nhận trong cỏc giấy phộp đầu tư về thực hiện chương trỡnh nội địa húa liờn quan tới cỏc dự ỏn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp rỏp ụ tụ, xe mỏy và cỏc sản phẩm điện, điện tử và cơ khớ; loại bỏ cỏc yờu cầu bắt buộc đầu tư liờn quan tới việc phỏt triển nguồn nguyờn liệu thụ trong nước liờn quan tới cỏc dự ỏn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến bơ sữa, dầu thực vật, gỗ và mớa đường; khụng thực hiện lại bất kỳ biện phỏp nào khụng phự hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định TRIMS.

Đồng thời, Chớnh phủ và cỏc cơ quan quản lý cần tiếp tục thực hiện cỏc giải phỏp ngắn hạn cụ thể sau:

i. Thuế húa cỏc biện phỏp phi thuế quan nhằm mục đớch bảo hộ thành một mức thuế quan bổ sung cú tỏc dụng bảo hộ tương đương;

ii. Giảm dần cỏc mặt hàng phải xin giấy phộp nhập khẩu và tăng cường chế độ cấp phộp tự động;

iii. Tăng cường cụng tỏc tuyờn truyền và phổ biến cỏc quy định phỏp luật trong cỏc lĩnh vực này tới cỏc doanh nghiệp và người dõn;

iv. Tiếp tục quỏ trỡnh nội luật húa cỏc cam kết về cắt giảm cỏc biện phỏp phi thuế quan như cấm nhập khẩu, hạn ngạch và chế độ cấp phộp nhập khẩu. Trong xu thế thương mại húa hiện nay, khụng một nước nào cú thể đi ngược lại xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sõu rộng và thực chất nếu khụng muốn bị tụt hậu. Với xuất phỏt điểm kinh tế thấp với trỡnh độ phỏt triển cũn lạc hậu, Việt Nam cũn phải nỗ lực rất nhiều trong cuộc chơi bỡnh đẳng với những nước lớn, giàu mạnh về kinh tế và dày dặn kinh nghiệm trong thương mại để cú thể biến những cơ hội do thương mại tự do đem lại thành những thành quả kinh tế cho đất nước và vượt qua cỏc thỏch thức, khú khăn trong quỏ trỡnh hội nhập.

KẾT LUẬN

Như vậy, sự tồn tại của hàng rào thương mại phi thuế quan cú tỏc động tiờu cực tới thương mại quốc tế, nhất là khi cỏc quy định về cỏc rào cản phi thuế quan này khụng được minh bạch húa. Với vai trũ là một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, với cộng đồng thành viờn đụng đảo cựng hướng tới những mục tiờu chung nhằm tự do húa và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, WTO tạo ra sõn chơi bỡnh đẳng và đảm bảo lợi ớch cho cỏc nước thành viờn.

Việc nghiờn cứu về hàng rào phi thuế quan theo phỏp luật của WTO giỳp chỳng ta tiếp tục hoàn thiện phỏp luật trong nước trong lĩnh vực này, vừa hướng tới sự hài hũa và tương thớch với cỏc quy định của WTO như đó cam kết, vừa phỏt huy mục đớch bảo hộ và bảo vệ cỏc lợi ớch về sức khỏe con người, mụi trường và cỏc lợi ớch xó hội khỏc.

Do trỡnh độ phỏt triển kinh tế - xó hội của cỏc thành viờn WTO khỏc nhau nờn mục đớch và kinh nghiệm sử dụng cỏc biện phỏp phi thuế quan của cỏc nước cũng khỏc nhau. Nghiờn cứu về hàng rào thương mại phi thuế quan của một số nước là thị trường nhập khẩu lớn của hàng húa Việt Nam sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu, hiệp hội sản xuất hiểu rừ hơn, tỡm cỏch đỏp ứng quy định và rào cản mà hàng húa xuất khẩu phải đối mặt để cú thể xõm nhập vào cỏc thị trường này.

Tớnh tới nay, Việt Nam đó gia nhập WTO được gần 02 năm với một số chuyển biến tớch cực về mặt kinh tế xó hội như tỏc động tới thể chế kinh tế, xõy dựng và hoàn thiện cơ chế, cải cỏch bộ mỏy và thủ tục hành chớnh… nhưng cũng cú khụng ớt những khú khăn xuất phỏt từ nội tại nền kinh tế cũng như tỏc động mạnh mẽ từ tỡnh hỡnh kinh tế, thương mại và tài chớnh quốc tế như nhập siờu, tỡnh hỡnh lạm phỏt đầu năm 2008 cao kỷ lục trong vũng 12 năm qua... Như vậy, cũn nhiều nhiệm vụ nặng nề đối với cỏc cơ quan nhà nước ở phớa trước để tiếp tục hoàn thiện khung phỏp lý cho phự hợp với cỏc cam kết hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về hàng rào thương mại phi thuế quan (Trang 92 - 101)