Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 27 - 28)

1.3. Sơ lƣợc các quy định của pháp luật về ngƣời đại diện theo ủy quyền

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004

Trong giai đoạn này, đã có nhiều văn bản pháp luật TTDS được ban hành trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996… Trong các văn bản pháp luật này đều ghi nhận “các đương sự có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình tham gia tố tụng” [51].

quyền của đương sự” đã bắt đầu hình thành; cũng như các quy định về diện người đại diện, quyền và nghĩa vụ, căn cứ pháp lý để phát sinh và chấm dứt quan hệ đại diện càng đầy đủ, cụ thể hơn và tạo điều kiện thuận tiện cho việc hiểu và áp dụng trong thực tế hơn. Tuy nhiên, ba pháp lệnh trên còn thể hiện sự thiếu nhất quán. Như quy định về hình thức ủy quyền, PLTTGQCVADS và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế không yêu cầu phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền, nhưng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì yêu cầu phải có chứng thực hợp pháp. Dù vậy. Pháp lệnh này cũng không quy định rõ thế nào là chứng thực hợp pháp và cấp nào có thẩm quyền chứng thực văn bản ủy quyền.

Theo Điều 22 PLTTGQCVADS, đương sự là công dân, người đại diện của đương sự theo quy định tại Điều 21 của PLTTGQCVADS có thể làm giấy uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hoặc người đại diện được pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản. Trong đó, Điều 24 quy định: “người đại diện được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền” [22]. Về quyền và nghĩa vụ của người đại diện: Điều 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định người đại diện được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Quy định này đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng để các nhà làm luật Việt Nam cho ra đời các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS

Đến năm 2001, để phát triển đội ngũ Luật sư đáp ứng nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, ngày 25/7/2001, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Luật sư mới. Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và sau này là Luật Luật sư năm 2006 đều tái khẳng định luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự tại các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính[50].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)