Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 28 - 30)

1.3. Sơ lƣợc các quy định của pháp luật về ngƣời đại diện theo ủy quyền

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

BLTTDS năm 2004 ra đời được Quốc hội khóa XI thông qua và ban hành ngày 15/06/2004 tiếp tục quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS. Người đại diện của đương sự theo quy định của BLTTDS năm 2004 bao gồm “người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền” [35, Điều 73, khoản 1]. Khái niệm về người đại diện theo ủy uyền cũng như phạm vi ủy quyền được quy địnhh rõ ràng hơn tại Khoản 3, Điều 73 BLTTDS: “Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong TTDS; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng” [35]. Đây là một trong những điểm mới trong quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự của BLTTDS so với PLTTGQCVADS năm 1989. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền không nhất thiết cứ phải là người đã thành niên theo quy định tại Điều 152 BLDS năm 1995 mà cả những người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi trừ trường hợp những giao dịch dân sự pháp luật quy định bắt buộc phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập. Không những thế, so với PLTTGQCVADS năm 1989, BLTTDS đã có quy định cụ thể về những trường hợp không được làm đại diện mà trong Pháp lệnh này đã không quy định. Ngoài những điểm mới nói trên thì BLTTDS năm 2004 còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người dại diện theo ủy quyền của đương sự, chấm dứt đại diện trong TTDS và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự.

Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLTTDS 2011 được Quốc hội khóa XII thông qua, ban hành ngày 29/03/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 tuy có sửa đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự nhưng nhiều vấn đề quan trọng về người đại diện theo ủy quyền của đương sự vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Theo đó, năm 2012, HĐTPTANDTC đã ban hành: Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS và Nghị quyết 06/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một

số điều của BLTTDS có hướng dẫn áp dụng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự TTDS. Về hình thức ủy quyền, kể từ khi Luật Công chứng được Quốc hội khóa 11 thông qua và ban hành ngày 29/11/2006 thì văn bản ủy quyền đều bắt buộc phải được cơ quan công chứng chứng nhận đảm bảo tính xác thực và hợp pháp cho nội dung ủy quyền. Công chứng hợp đồng ủy quyền cũng được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2013.

Như vậy, những quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS trong giai đoạn này đã tương đối rõ ràng, cụ thể. Các quy định về đại diện ủy quyền trong BLTTDS năm 2004 đã tạo được những thuận lợi nhất định cho các đương sự trong việc ủy quyền cho người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước TA. Tuy nhiên, một số hạn chế quy định trong Bộ luật này cần được nghiên cứu thêm để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể và sâu sắc hơn tại Chương 2 của Luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)