Hậu quả pháp lý của chấm dứt đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 54 - 57)

2.4. Về căn cứ thay đổi, chấm dứt đại diện theo ủy quyền và hậu quả

2.4.2. Hậu quả pháp lý của chấm dứt đại diện

Trong TTDS, người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho đương sự, vì vậy, khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, đương sự phải thanh toán chi phí cho người đại diện hoặc người thừa kế của họ. Ngược lại, nếu người đại diện cũng chưa thực hiện đầy đủ các công việc ủy quyền theo thỏa thuận giữa hai bên, thì đương sự không phải thanh toán chi phí cho người đại diện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Trường hợp đương sự là pháp nhân thì sau khi chấm dứt quan hệ ủy quyền thì việc thanh toán chi phí cũng tương tự như trường hợp đương sự là cá nhân.

Trong trường hợp chấm dứt đại diện theo uỷ quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS quy định [35].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tại Chương 2 của Luận văn, tác giả đã luận giải và đánh giá được thực trạng các quy định của BLTTDS về người đại diện theo ủy quyền. Về điểm tích cực, BLTTDS đã quy định khá cụ thể và bao quát về điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền, các trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền; về phạm vi ủy quyền. Các quy định của BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã hoàn thiện hơn các quy định về quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Các quy định này đã góp phần tạo nên sự nhất quán và tương đồng giữa quy định về người đại diện trong quan hệ pháp luật nội dung và người đại diện trong TTDS. Ngoài ra, các quy định này tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo tối đa các quyền của người đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối với TA thì các quy định này là cơ sở để TA xác định đúng tư cách của người đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy quyền và quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng.

Chương 2 của Luận văn cũng đã phát hiện và chỉ ra được một số bất cập và thiếu sót trong các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự như quy định chưa rõ ràng về người đại diện theo ủy quyền có thể là pháp nhân hay không; chưa có quy định về việc ủy quyền toàn bộ hay ủy quyền một phần; chưa quy định về quyền làm đơn khởi kiện, đơn kháng cáo là thuộc về đương sự hay có thể do người đại diện theo ủy quyền của họ thực hiện. Chính những điểm hạn chế này đã tạo nên các quan điểm khác nhau cũng như cách vận dụng khác nhau giữa các TA. Trên cơ sở đối chiếu với kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1, Chương 2 của Luận văn đã tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền và từ đó xác định được những điểm bất cập, hạn chế cơ bản của pháp luật TTDS hiện hành cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỔ TỤNG DÂN SỰ VIỆT

NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự trong TTDS

Các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã dần hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền trong thực tiễn. Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng, họ không nhất thiết phải tham gia tố tụng mà quyền lợi vẫn được đảm bảo thông qua hoạt động của người đại diện, đồng thời cũng tạo cho hoạt động tố tụng đạt hiệu quả cao hơn.

Trong thời gian gần đây, số lượng vụ án dân sự có người đại diện theo ủy quyền của đương sự, đặc biệt là luật sư tham gia tố tụng ngày càng cao hơn. Sở dĩ có sự thay đổi này, là do đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu uỷ quyền cho người có hiểu biết pháp luật thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp ngày càng phổ biến. Những người đại diện có kiến thức pháp luật nhất định như luật sư sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, đồng thời cũng tránh được những thiếu sót trong hoạt động tố tụng và làm cho quá trình tố tụng được nhanh gọn hơn. Thực tiễn cho thấy, việc luật sư tham gia tố tụng với tư cách là đại diện theo ủy quyền của đương sự là phổ biến và đạt được những hiệu quả nhất định; họ chủ động và phát huy tốt vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong công việc ủy quyền. Tuy vậy, việc tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền trên thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)