Một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện quy định về ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 57 - 69)

người đại diện của đương sự

Vướng mắc trong việc xác định nguyên đơn và người đại diện theo ủy quyền trong TTDS

tế, lao động một cách độc lập theo điều lệ hoặc được ủy quyền trực tiếp, nhưng nếu tranh chấp xảy ra thì văn phòng, chi nhánh của pháp nhân không phải là đương sự, mà pháp nhân mới là đương sự và người đại diện hợp pháp của pháp nhân mới là người đại diện theo pháp luật, còn người đứng đầu văn phòng, chi nhánh của pháp nhân, nếu tham gia tố tụng chỉ là người đại diện theo ủy quyền.

Tuy nhiên, thực tế không ít TA đã nhầm lẫn khi xác định người đại diện theo ủy quyền là đương sự trong vụ án dân sự. Tiêu biểu là vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có nội dung sau:

Ngày 26/08/2005, ông Nguyễn Văn Tùng và bà Trần Thị Mỹ vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tại thành phố Hồ Chí Minh theo Hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 10075/HĐTD-TDH ngày 26/08/2005, cụ thể:

- Số tiền vay: 320.000.000 đồng

- Mục đích vay: Mua xe TOYOTA-ZACE GL - Lãi suất trong hạn: 1.05%/tháng

- Thời hạn: 36 tháng

Để đảm bảo cho khoản vay nợ trên, ông Nguyễn Văn Tùng và bà Trần Thị Mỹ đã thế chấp chiếc TOYOTA-ZACE GL số máy 7K-0791354, số khung KF3- 6914545, biển số 52Y 5435 theo Hợp đồng cầm cố tài sản số 10075/HĐCC ngày 12/09/2005, xác nhận của Văn phòng công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh số 23819 ngày 2/9/2005. Thực hiện hợp đồng, ngân hàng đã giải ngân cho ông Tùng và bà Mỹ số tiền là 320.000.000 đồng.

Tính đến ngày 27/06/2007, bà Mỹ và ông Tùng còn nợ ngân hàng số tiền là 311.416.903 đồng gồm: nợ vốn vay là 264.700.000 đồng và lãi suất phát sinh tính đến ngày 27/06/2007 là 46.716.000 đồng. Do ông Tùng và bà Mỹ vi phạm hợp đồng, không thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn nên ngân hàng đã chuyển khoản vay trên sang nợ quá hạn. Ngân hàng cũng đã nhiều lần đôn đốc thu hồi nợ vay nhưng bà Trần Thị Mỹ và ông Nguyễn Văn Tùng vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Do đó, chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Nam Á tại thành phố Hồ Chí Minh đã khởi kiện yêu cầu ông Tùng và bà Mỹ trả số tiền nợ vốn vay và lãi phát

sinh từ hợp đồng, đồng thời yêu cầu phát mãi tài sản là xe ô tô TOYOTA-ZACE GL nói trên theo Hợp đồng cầm cố tài sản đã được hai bên đăng ký theo quy định.

Với vụ án trên, bản án sơ thẩm số 1084/2007/KDTM ngày 27/06/2007 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng của TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xác định:

- Nguyên đơn là chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tại thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc chi nhánh.

- Bị đơn là bà Trần Thị Mỹ và ông Nguyễn Văn Tùng.

Trong vụ án trên, mặc dù chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tại thành phố Hồ Chí Minh khởi kiện ông Tùng và bà Mỹ là đơn vị trực tiếp giao kết hợp đồng tín dụng, nhưng lại chỉ là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á , vì vậy trong trường hợp này phải xác định Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là nguyên đơn và ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc chi nhánh tham gia tố tụng chỉ với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [43].

Vướng mắc từ thực tiễn thực hiện các quy định về xác định phạm vi ủy quyền và đảm bảo quyền của người đại diện ủy quyền trong TTDS

Về phạm vi ủy quyền có thể thấy đại diện theo ủy quyền chia thành: đại diện theo ủy quyền toàn bộ và đại diện theo ủy quyền một phần. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng dẫn tới việc TA xác định sai quyền tham gia tố tụng, gây khó khăn cho việc tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền.

Có thể minh họa thực trạng này qua trường hợp sau đây: Bà Hồ Thị Hồng Loan - Luật sư phản ánh: Thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ - TAND Quận Bình Thạnh đã vi phạm pháp luật TTDS khi không công nhận Hợp đồng ủy quyền, quyền tham gia quá trình tố tụng của người đại diện, áp dụng biện pháp khẩn cấp khuất tất, bỏ qua những quyền lợi hợp pháp của bên bị đơn. Bà Hồ Thị Hồng Loan là người đại diện theo ủy quyền cho bị đơn là chủ sở hữu cao ốc số 125/11A Nguyễn Cửu Vân, P.17, quận Bình Thạnh, TP.HCM với nguyên đơn là Công ty TNHH GN TM ML Toàn Thế trong vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà”. Cụ thể như sau:

Ngày 30/10/2008, ông Trịnh Long Dũng và bà Hồ Thị Nga (anh chị bà Loan) cho Công ty Toàn Thế thuê 1575m2 tại cao ốc số 125/11A Nguyễn Cửu Vân, P.17, quận Bình Thạnh nhà theo hợp đồng số 011008/ML-AD. Số tiền ghi trên hợp đồng có tính theo giá USD là 8,40 USD/m2/tháng (chưa bao gồm thuế và các khoản khác). Tuy nhiên, tại Điều 2 hợp đồng thuê nhà có quy định “tiền sẽ được quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương tại TP.HCM tại thời điểm thanh toán”.

Nhằm để giảm số tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Bên cho thuê, ngày 24/8/2009, bên thuê đề nghị Bên cho thuê ký Hợp đồng với giá thấp hơn giá thực tế với cam kết theo phụ lục hợp đồng số 0111008/ML-AD/PL01. Việc ký phụ lục với mức giá thấp hơn được ghi rõ tại Điều 3 phụ lục với nội dung: “Do nhu cầu của bên B (bên thuê). Giá thuê nhà trên hợp đồng số 16434 – Quyển số 7 ký tại PCCNN số 6 ghi là 50 triệu đồng nhưng bên B cam kết thực hiện đúng số tiền thuê như đã thỏa thuận với bên A tại hợp đồng số 011008/ML-AD ký ngày 30/10/2008”.

Nhưng kể từ ngày ký hợp đồng thuê nhà, Công ty Toàn Thế liên tục thanh toán tiền thuê chậm. Vào những thời điểm khó khăn Công ty Toàn Thế đã đề nghị Bên cho thuê giảm giá thuê nhà và được Bên cho thuê đồng ý trên tinh thần chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp.

Ngày 26/07/2011, Bên cho thuê nhà là ông Dũng và bà Nga có ủy quyền cho bà Hồ Thị Hồng Loan - Luật sư theo Hợp đồng ủy quyền ngày 26/07/2011 trong đó có nội dung: "...Trong trường hợp có tranh chấp hợp đồng thuê nhà thì Bên B được quyền liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để tham gia tố tụng...".

Ngày 21/12/2011, bên thuê nhà bất ngờ gửi thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà với chủ sở hữu cao ốc trong vòng 30 ngày với lý do không được chủ sở hữu xem xét cho thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng thuê nhà số 011008/ML-AD. Bên thuê nhà yêu cầu, bên cho thuê phải hoàn trả lại số tiền 248.000 USD mà bên thuê đã đặt cọc. Trong khi đó, theo quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng ghi tại khoản 4 hợp đồng số 011008/ML-AD thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng còn có trách nhiệm bồi hoàn lại 30% giá trị hợp đồng còn lại ở thời điểm chấm dứt hợp đồng. Ngày 24/12/2011, bà Hồng Loan đã có văn

bản khẳng định rằng Bên cho thuê không đồng ý chấm dứt hợp đồng và yêu cầu tiếp tục thực hiện các điều khoản trong hợp đồng số 011008/ML-AD, trong đó có điều khoản bồi hoàn do đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Ngày 11/1/2012, lấy cớ hợp đồng ký với bên cho thuê vi phạm pháp luật về ngoại hối, Công ty Toàn Thế đã làm đơn kiện bên cho thuê ra TAND quận Bình Thạnh. Ngày 12/3/2012, TAND quận Bình Thạnh ra thông báo thụ lý vụ án số: 98/2012/TBTL và phân công thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ giải quyết.

Trong qua trình giải quyết tại TAND quận Bình Thạnh, bà Hồ Thị Hồng Loan đã thực hiện việc được uỷ quyền khi viết bản tự khai và tham gia hoà giải lần thứ nhất. Tại buổi hoà giải lần thứ nhất, thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ đề nghị bên bị đơn chia thành 4-5 kỳ để hoàn trả tiền mà bên Toàn Thế đặt cọc, nhưng lạikhôngđề cập đến nghĩa vụ bồi thường hợp đồng khi đơn phương huỷ trước thời hạn.

Để đảm bảo quyền lợi của bên bị đơn, bà Hồ Thị Hồng Loan làm đơn phản tố yêu cầu TAND quận Bình Thạnh buộc Toàn Thế chấm dứt hợp đồng thuê nhà do phía Công ty Toàn Thế liên tục vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (Khoản 1,2 Điều 4 ), cụ thể là không thanh toán đúng và đủ tiền thuê nhà trong thời gian 03 tháng liên tục. Tuy nhiên, Thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ lại phủ nhận tư cách đại diệncủa bà Hồng Loan, dù trước đó chính Thẩm phán Thơ đã chấp nhận theo hợp đồng ủy quyền mà bà Hồng Loan trình ra khi tham gia vào quá trình tố tụng. Ông Thơ yêu cầu bà Hồng Loan phải làm lại ủy quyền mới với lý do:“trong phạm vi ủy quyền không có nội dung ủy quyền làm đơn khởi kiện và làm đơn phản tố, giấy ủy quyền lập trước ngày TA thụ lý”.

Ngày 8/8/2012, TAND quận Bình Thạnh tiếp tục tổ chức buổi hòa giải nhưng bên nguyên đơn vắng mặt. Tuy nhiên, điều nghịch lý là ngaybuổi trưa cùng ngày nguyên đơn đã cầm trong tay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 191/2012/QĐ-BPKCTT ký ngày 08/08/2012 theo đơn đề nghị của bên nguyên đếnn cùng ngày 8/8/2012 (trong khi QĐ này đến ngày 11/08/2012 bà Hồng Loan mới nhận được) với nội dung “Cấm mọi hành vi gây cản trở, thiệt hại ảnh hưởng

đến hoạt động cho thuê”. Theo lời bà Hồng Loan, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ với lý do bên cho thuê gây thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của đương sự ngay khi nhận được đề nghị của bên nguyên đơn là không có căn cứ, trong khi bên cho thuê không làm gì ngoại trừ việc cắt điện nước có báo trước. Đơn đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên nguyên đơn ghi “lần thứ 2”, trong khi không đưa ra được đơn đề nghị lần 1.

Ngày 22/8/2012, bà Hồ Thị Hồng Loan đề nghị được xem toàn bộ hồ sơ vụ kiệntheo quyền của đương sự dựa trên khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi, nhưng Thẩm phán không đồng ý “với lý do Luật sư mới có quyền xem còn đại diện uỷ quyền thì không được”.

Không chấp nhận cách xử lý vụ việc thiếu công tâm của thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ. Bà Hồ Thị Hồng Loan làm đơn đề nghị Chánh án TAND quận Bình Thạnh xem xét quyết định thay đổi Thẩm phán Nguyễn Hữu Thơđể vụ kiện được giải quyết trên cơ sở khách quan, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Ngày 11/9/2012, Chánh Án TAND quận Bình Thạnh đã ký Quyết định số 25/2012/QĐ- TA với nội dung: “Không chấp nhận nội dung yêu cầu đổi thẩm phán Nguyễn Hữu Thơ”, vì không có chứng cứ cụ thể cho thấy Thẩm phán Thơ không vô tư khi làm nhiệm vụ.

Để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của gia đình, bà Hồ Thị Hồng Loan đã phải đề nghị Chánh án TAND TP.HCM, Chánh án TAND Tối cao xem xét quyết định thay đổi Thẩm phán Nguyễn Hữu Thơđể vụ kiện được giải quyết trên cơ sở khách quan, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, bà Hồng Loan cũng đề nghị Cục Điều tra - Viện KSND Tối cao vào cuộc làm sáng tỏ vụ án này, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan [42].

Vướng mắc về xác định giá trị pháp lý của đơn kháng cáo do người đại diện theo ủy quyền của đương sự đứng đơn

Đa số các trường hợp khi ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng, đương sự thường ủy quyền toàn bộ quá trình tố tụng ở TA, kể cả ủy quyền kháng cáo và tham

gia tố tụng ở cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy việc người đại diện theo ủy quyền thay mặt đương sự thực hiện quyền kháng cáo cũng nảy sinh những vướng mắc nhất định. Chẳng hạn, trường hợp Luật sư A có nhận làm đại diện uỷ quyền tham gia tố tụng của bà B. Văn bản uỷ quyền được công chứng theo quy định pháp luật, được nộp ngay từ khi bắt đầu khởi kiện, với nội dung và phạm vi uỷquyền như sau: “Ông A được đại diện cho bà B tham gia tố tụng tại TAND các cấp; được thay mặt bà B thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật quy định; được quyết định mọi việc có liên quan trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án; bà B cam kết chấp hành đúng những gì đã được xác lập trong tờ uỷ quyền và không khiếu nại về sau; thời gian uỷ quyền: cho đến khi vụ án được giải quyết xong”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, do không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm nên trong thời hạn kháng cáo, ông A đã thay mặt bà B đứng tên kháng cáo đối với bản án sơ thẩm nêu trên và nộp đơn kháng cáo cho TAND có thẩm quyền. Nội dung đơn kháng cáo đúng theo quy định nhưng Thẩm phán giải quyết vụ án không nhận đơn với lý do: Ông A không được quyền kháng cáo thay cho bà B mà phải có văn bản uỷ quyền ghi rõ là ông A được uỷ quyền kháng cáo thay và phải có công chứng, chứng thực (Khoản 8 Điều 2 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012)

Từ diễn biến nêu trên đã phát sinh 2 quan điểm khác nhau, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Người đại diện của đương sự phải thực hiện theo đúng các quy định của Điều 243 BLTTDS và hướng dẫn của Khoản 8 Điều 2 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 nêu trên, tức là phải làm thêm văn bản uỷ quyền và phải có nội dung ghi rõ bà Nguyễn Thị B uỷ quyền cho ông A kháng cáo.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Không cần thiết phải làm thêm văn bản uỷ quyền kháng cáo cho người đại diện của đương sự. Bởi lẽ, nội dung và phạm vi uỷ quyền đã quy định rõ ông A được đại diện cho bà tham gia tố tụng tại TAND các cấp; được thay mặt bà B hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sựtheo pháp luật quy định. Hay nói cách khác, quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định

tại Điều 58 BLTTDS cũng đã bao gồm cả quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của TA.

Đa số quan điểm cho rằng kháng cáo cũng chỉ là một trong các công việc có liên quan trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án với mục đích có được quyết định, bản án cuối cùng có hiệu lực của TA; chỉ trong trường hợp trong văn bản ủy quyền lúc đầu không ghi rõ ủy quyền toàn bộ, hoặc ghi rõ từng nội dung ủy quyền cụ thể nhưng không có nội dung ủy quyền kháng cáo, thì lúc đó mới làm lại văn bản ủy quyền có nội dung ủy quyền kháng cáo [17].

Sự thiếu thống nhất trong thực tiễn thực hiện quy định về đơn phương chấm dứt văn bản ủy quyền vẫn còn tồn tại

Thực tế cho thấy, khi các bên lập thành hợp đồng ủy quyền có công chứng, trong hợp đồng ủy quyền luôn có các điều khoản quy định về việc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, Luật công chứng cũng quy định rõ về trường hợp khi các bên muốn hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng đã giao dịch, thì các bên phải lập thành văn bản chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng tại cơ quan công chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)