Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về ngƣời đại diện theo ủy quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 30 - 35)

của đƣơng sự trong TTDS

1.4.1. Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa Pháp BLTTDS của Cộng hòa Pháp

BLTTDS của Cộng hòa Pháp được chia làm 4 quyển với 1507 điều, ban hành năm 1806 và liên tục được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho tới nay. Từ Điều 411 đến Điều 420 của Bộ luật này được dành để quy định về “Đại diện và trợ giúp tại TA”.

Điều 414 Pháp luật TTDS Pháp quy định, “Một bên đương sự chỉ có thể nhờ một trong những người, thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách theo quy định của pháp luật để đại diện cho mình tại TA” [7]. Như vậy, Pháp luật TTDS Pháp xác định rõ là một bên đương sự chỉ có thể có một đại diện, cá nhân hoặc pháp nhân. BLTTDS Pháp còn quy định giới hạn về người đại diện. Theo đó, đương sự có thể ủy quyền đại diện tại TA cho những người sau đây: “Luật sư, vợ hoặc chồng; cha

mẹ hoặc những người thân thích trực hệ; cha mẹ hoặc những người bàng hệ đến hàng thứ ba; những người quan hệ mật thiết với đương sự, như người phục vụ riêng hoặc người cộng tác đắc lực trong công việc của đương sự. Nhà nước, các tỉnh, các xã và các cơ sở công có thể nhờ một công chức hoặc một viên chức thay mặt hoặc trợ giúp” [7, Điều 828]. Để được đại diện cho một bên đương sự thì những người này phải chứng minh là mình đã được đương sự ủy quyền đại diện; tuy nhiên luật sư bào chữa hoặc luật sư đại diện không cần phải chứng minh điều này mà thừa phát lại cũng được hưởng quyền này trong trường hợp mà thừa phát lại được đại diện cho đương sự [7, Điều 416]. Như vậy, so với quy định của BLTTDS nước ta, thì diện những người đại diện theo ủy quyền của đương sự theo BLTTDS nước Cộng hòa Pháp hẹp hơn và được quy định cụ thể hơn.

BLTTDS Pháp quy định cụ thể người được ủy quyền đại diện tại TA được coi như có quyền hạn đặc biệt để rút đơn hoặc chấp nhận việc rút đơn, để đề xuất hoặc chấp nhận một lời đề nghị, một lời tự thú, một sự thỏa thuận [7, Điều 417]. Tuy nhiên, quy định này có phần làm hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự. Ngoài ra, Điều 419 Bộ luật này còn quy định về việc chấm dứt đại diện. Theo đó, nếu muốn chấm dứt việc đại diện, người đại diện chỉ được miễn nhiệm sau khi đã thông báo ý định của mình cho người ủy quyền, cho thẩm phán và bên tranh chấp kia biết. Trong trường hợp việc đại diện là bắt buộc, luật sư đại diện chỉ được miễn nhiệm kể từ ngày có người thay thế do đương sự chọn hoặc do chủ nhiệm đoàn luật sư chỉ định [7, Điều 419].

1.4.2. Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Liên Bang Nga BLTTDS của Liên Bang Nga

BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga được Quốc hội (Duma) thông qua ngày 23/10/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2003. Bộ luật này được ban hành để thay thế BLTTDS năm 1964 của nước CHXHCN Xô Viết. BLTTDS năm 2003 của Liên Bang Nga có cơ cấu hoàn chỉnh và đồ sộ hơn với 7 phần, 47 chương và 446 điều. Trong đó, BLTTDS năm 2003 của Liên bang Nga đã dành trọn chương V gồm 7 điều (từ Điều 48 đến Điều 54) để quy định về vấn đề người đại diện của

đương sự.

Về chủ thể, thông thường người đại diện theo ủy quyền của đương sự là các cá nhân. Người đại diện là pháp nhân chỉ được nói tới đối với trường hợp đại diện theo pháp luật “việc tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp của các tổ chức do người đại diện hoặc do cơ quan của những tổ chức đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật, điều lệ cho phép” [6, Điều 48, khoản 2]. Quy định này là hợp lý và tương đồng với BLTTDS nước ta. Về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, TTDS Liên bang Nga quy định như sau:

- Người đại diện trong TTDS là “người có năng lực hành vi đầy đủ và có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật, trừ những người quy định tại Điều 51 của Bộ luật này” [6, Điều 49]. Như vậy, người đại diện trong TTDS theo quy định của pháp luật TTDS Liên bang Nga tương tự với người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam.

- Về căn cứ xác lập đại diện: Đại diện trong TTDS được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện, được thể hiện thông qua văn bản ủy quyền.

- Về phạm vi, thẩm quyền đại diện: Phạm vi, thẩm quyền đại diện của người đại diện trong TTDS được xác lập theo văn bản ủy quyền và được quy định cụ thể hơn quy định của BLTTDS Việt Nam về phạm vi ủy quyền. Theo quy định tại Điều 54 thì “quyền được ký đơn khởi kiện, quyền đưa đơn ra tòa, quyền yêu cầu chuyển tranh chấp cho Toà án đồng chí giải quyết, quyền khởi kiện ngược lại, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn kh ởi kiện, giảm mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay đổi căn cứ hoặc đối tượng tranh chấp, quyền hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, đưa ra yêu cầu buộc thi hành án, nhận lại hoặc tiền bị xử phạt phải ghi rõ trong văn bản ủy quyền”.[6]

- Về những trường hợp không được làm đại diện: Theo quy định tại Điều 51 thì “thẩm phán, dự thẩm viên, kiểm sát viên không được làm đại diện trong tố tụng dân sự; trừ trường hợp họ tham gia với tư cách đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách người đại diện theo pháp luật” [6]

Như vậy, các quy định về người đại diện trong TTDS theo BLTTDS của Liên bang Nga mang nhiều điểm tương đồng với người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam.

1.4.3. Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật TTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 7 thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 09/04/1991. Trong đó quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyên tắc đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Đương sự hoặc người đại diện theo luật định có quyền ủy nhiệm một đến hai người đại diện tố tụng. Người đại diện tố tụng này có thể là: “Luật sư, những nhân thân gần gũi của đương sự, những người được toàn thể xã hội hữu quan hoặc người do đơn vị sở tại cử và những công dân khác đều có thể được ủy nhiệm là người đại diện tố tụng” [5]. Việc ủy nhiệm phải được lập thành văn bản, có chữ ký hoặc dấu của người ủy nhiệm. Văn bản ủy nhiệm này phải ghi rõ sự việc được ủy nhiệm và quyền hạn của người được ủy nhiệm. Đối với những việc công nhân, thay đổi, từ bỏ yêu cầu tố tụng, tiến hành hoà giải, đưa ra yêu cầu phản tố hoặc kháng cáo, người ủy nhiệm phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của đương sự [5, Điều 59]. Trong trường hợp quyền hạn của người đại diện trong tố tụng có thay đổi hoặc xóa bỏ, đương sự phải viết giấy báo cho TA biết và TA sẽ thông báo cho phía đương sự bên kia [5, Điều 60]. Như vậy, BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có đề cập đến quy định về “ủy nhiệm” tương tự với khái niệm “ủy quyền” theo BLTTDS nước ta.

KÊT LUẬN CHƢƠNG 1

Tại Chương 1 Luận văn, tác giả đã đi sâu vào phân tích và luận giải để làm rõ về khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Luận văn đã luận giải làm nổi bật được bản chất, vị trí, vai trò của người đại diện theo ủy quyền. Thay mặt đương sự và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo phạm vi ủy quyền. Nắm rõ được vai trò này, đương sự có thể lựa chọn được người đại diện theo ủy quyền hiểu biết pháp luật, cũng như TA tạo điều kiện hết sức cho người đại diện theo ủy quyền tham gia TTDS thay mặt đương sự, được phát huy các quyền của mình để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Thông qua việc phân tích các đặc điểm của người đại diện theo ủy quyền, Luận văn đã cố gắng chỉ ra những dấu hiệu để phân biệt người đại diện theo ủy quyền với các loại đại diện khác trong tố tụng dân sự, cũng như quan hệ đại diện ủy quyền trong dân sự. Một điểm quan trọng khác biệt khi so sánh người đại diện theo ủy quyền với người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo chỉ định của TA đó là cơ sở pháp lý tham gia tố tụng và phạm vi đại diện theo ủy quyền. Đây là một điểm quan trọng, để TA, cũng như người đại diện theo ủy quyền nhận thức và xác định rõ được phạm vi đại diện; người đại diện ủy quyền cần biết là mình được đại diện trong giới hạn nào theo văn bản ủy quyền, để tránh ủy quyền sai công việc hoặc quá phạm vi ủy quyền.

Việc nghiên cứu sự phát triển của các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam, cũng như kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới là tiền đề cần thiết để có góc nhìn sâu sắc hơn, phát hiện những bất cập trong các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trên cơ sở vận dụng những quy định tiến bộ của các nước khác một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của nước ta.

Chƣơng 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NGƢỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA ĐƢƠNG SỰ

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)