Về phạm vi tham gia tố tụng của ngƣời đại diện theo ủy quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 44 - 47)

đƣơng sự trong TTDS

Do người đại diện theo ủy quyền thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước TA nên cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này được gọi là phạm vi tham gia tố tụng.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền cũng thế, đương sự có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Khi tham gia vào tố tụng, đương sự có quyền và nghĩa vụ tố tụng, họ có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ này cho người đại diện. Nội dung ủy quyền thể hiện thông qua văn bản ủy quyền giữa đương sự và người đại diện theo ủy quyền. Khác với hình thức đại diện theo pháp luật, trong đại diện theo ủy quyền, đa số các trường hợp đương sự là người có năng lực hành vi TTDS nên người đại diện theo ủy quyền sẽ tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền cho họ thay mặt trong tố tụng dân sự. Đối với trường hợp đương sự không có năng lực hành vi TTDS thì việc ủy quyền có thể do người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện.

Về phạm vi tham gia tố tụng của đương sự, có thể phân biệt thành phạm vi tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự và trong vụ án dân sự. Theo khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định thì “Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc, nhưng đối với việc ly hôn thì đương sự không đương ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng” [35]. Như vậy, theo tinh thần của Điều luật này thì trong các vụ án về ly hôn, việc dân sự về thuận tình ly hôn, đương sự (đối với vụ án dân sự), người yêu cầu, người có liên quan (đối với việc dân sự) không

được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để giải quyết quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các việc thuận tình ly hôn, đặc biệt là đối với trường hợp có đương sự ở nước ngoài, các TA lại chấp nhận người đại diện ủy quyền tham gia tố tụng để thay mặt đương sự nhận các giấy tờ pháp lý của TA, giải quyết quan hệ tài sản và con. Vậy trường hợp này có trái với Điều 73 BLTTDS không? Khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định “việc ly hôn” là chưa rõ ràng, có thể khiến cho mọi người hiểu theo hai ý: Thứ nhất là vụ án ly hôn, thứ hai là yêu cầu ly hôn trong một vụ án ly hôn. Nếu hiểu theo ý thứ nhất thì đương sự không được ủy quyền gì cả, dù là tranh chấp tài sản chung cũng vậy. Còn nếu hiểu theo ý thứ hai thì đương sự chỉ không được ủy quyền đối với yêu cầu ly hôn mà thôi.

Quy định tại Điều 73 nêu trên đặt ra các quan điểm khác nhau về việc ủy quyền tham gia tố tụng đối với hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đối với việc hủy việc kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu, người có liên quan không được phép ủy quyền cho người người đại diện tham gia tố tụng vì hủy kết hôn trái pháp luật liên quan đến quyền nhân thân là quyền được quy định trong BLDS. Ngược lại, quan điểm thứ hai khẳng định: Khoản 3, Điều 73 BLTTDS chỉ cấm ủy quyền đối với việc ly hôn, nên cần chấp nhận người đại diện theo ủy quyền trong việc hủy việc kết hôn trái pháp luật [19].

Việc nghiên cứu so sánh cho thấy theo quy định tại Điều 54 BLTTDS Liên bang Nga năm 2003 khi quy định về phạm vi thẩm quyền đại diện đã quy định rõ:

Người đại diện có quyền nhân danh người được đại diện thực hiện mọi hành vi tố tụng, nhưng quyền được ký đơn khởi kiện, quyền đưa đơn ra tòa, quyền yêu cầu chuyển tranh chấp cho TA đồng chí giải quyết, quyền khởi kiện ngược lại, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn kiện, giảm mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay đổi căn cứ hoặc thay đổi đối tượng tranh chấp, quyền hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, quyền kháng cáo, đưa ra yêu cầu buộc thi hành án, nhận lại tài sản hoặc tiền bị xử phạt phải ghi rõ trong văn bản ủy quyền [6].

phạm vi ủy quyền còn được quy định khá mờ nhạt, do vậy, cần phải có những quy định hay hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được dễ dàng và thống nhất.

Theo quy định của BLDS năm 2005 thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ được thực hiện các hoạt động trong phạm vi đại diện [36, Điều 144, khoản 2]. Nếu người đại diện theo ủy quyền của đương sự xác lập, thực hiện các giao dịch vượt quá phạm vi đại diện thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện theo ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Nếu không được sự đồng ý của người được đại diện theo ủy quyền thì người đại diện theo ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền và người giao dịch với người đại diện theo ủy quyền cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện theo ủy quyền mà gây ra thiệt hại cho người được đại diện theo ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại [36, Điều 146]. Mặt khác, với quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự tại BLTTDS và các văn bản hướng dẫn đã được phân tích ở trên, chúng ta vẫn chưa thể xác định được khi có người đại diện tham gia tố tụng thì sự tham gia tố tụng của đương sự sẽ như thế nào? Về vấn đề này các quy định của pháp luật trước khi có BLTTDS đã có những quy định cụ thể hơn, theo đó đương sự đã ủy quyền cho người đại diện nhưng đương sự vẫn có quyền tự mình tham gia tố tụng. Toà án cũng có quyền triệu tập đương sự đích thân tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết.

Pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành không có các quy định về việc đương sự, người đại diện theo pháp luật của họ ủy quyền đồng thời cho nhiều người tham gia tố tụng. Do vậy, việc áp dụng như thế nào trên thực tiễn cũng là một vấn đề còn vướng mắc, với những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Có quan điểm cho rằng, đương sự có thể ủy quyền cho một người tiếp theo hoặc cùng một lúc ủy quyền cho hai người trở lên xác lập, thực hiện cùng một nội dung của giao dịch dân sự, vì ý chí của những người đại diện đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho những người đã ủy

quyền cho mình. Do đó, trong cùng một văn bản ủy quyền, đương sự có thể ủy quyền tham gia tố tụng cho hai hoặc sau khi đã ủy quyền cho một người tiếp tục ủy quyền thêm cho người khác cùng một nội dung giao dịch [1].

Tuy nhiên, theo tác giả Luận văn, quan điểm này sẽ mâu thuẫn với lý luận tại Chương 1 về đặc điểm người đại diện theo ủy quyền của đương sự phải là cá nhân. Bởi lẽ, nếu trong cùng văn bản ủy quyền, cùng một vụ việc dân sự, nếu có nhiều người đều là bên nhận ủy quyền thì rất khó để xác định được mục đích của họ có giống nhau không, cũng như là quan điểm của mỗi người một khác. Mặt khác, đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng nếu mỗi người sẽ là đại diện theo một công việc ủy quyền khác nhau, phù hợp với cách phân loại người đại diện theo phạm vi ủy quyền nêu tại Chương 1 Luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)