Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 71 - 86)

3.2. Một số kiến nghị về ngƣời đại diện theo ủy quyền của đƣơng sự

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong

trong TTDS

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS trong TTDS

Bổ sung quy định về xác định giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền do phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) ký

Như đã phân tích ở trên, thực tiễn tại các TA đã có nhiều trường hợp, phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) đứng đơn khởi kiện hoặc ủy quyền cho luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng. Tuy nhiên, việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận các loại văn bản ủy quyền này trong thực tiễn là cũng khác nhau. Do vậy, để có cơ sở cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào BLTTDS quy định cụ thể về xác định giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền về tố tụng do phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) ký, trong trường hợp điều lệ của pháp nhân xác định lĩnh vực phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) được phân công phụ trách.

Cần có quy định rõ ràng về phạm vi ủy quyền của đương sự, bổ sung quy định về ủy quyền một phần trong TTDS

Tác giả thống nhất với nhiều quan điểm cho rằng khi đương sự ủy quyền cho người đại diện toàn quyền tham gia TTDS thì người đại diện theo ủy quyền có thể thay mặt đương sự thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự có khi tham gia TTDS. Tuy nhiên, để tránh sự không nhất quán trong việc hiểu và áp dụng về quy định ủy quyền toàn quyền nêu trên, BLTTDS sửa đổi cần có quy định cụ thể hơn về phạm vi ủy quyền, với việc ủy quyền toàn bộ trên cơ sở tham khảo quy định tại Điều 54 Bộ luật TTDS Liên bang Nga năm 2003. Cụ thể như sau:

Người đại diện có quyền nhân danh người được đại diện thực hiện mọi hành vi tố tụng, nhưng quyền được ký đơn khởi kiện, quyền đưa đơn ra tòa, quyền yêu cầu chuyển tranh chấp cho TA đồng chí giải quyết, quyền khởi kiện ngược lại, quyền rút một phần hoặc toàn bộ đơn kiện,

giảm mức yêu cầu, thừa nhận việc kiện, thay đổi căn cứ hoặc thay đổi đối tượng tranh chấp, quyền hòa giải, ủy quyền lại cho người khác, quyền kháng cáo, đưa ra yêu cầu buộc thi hành án, nhận lại tài sản hoặc tiền bị xử phạt phải ghi rõ trong văn bản ủy quyền [6].

Khi đương sự thực hiện việc ủy quyền một phần, văn bản ủy quyền cần nêu cụ thể các công việc ủy quyền, còn các công việc khác không được thể hiện trong văn bản đương sự có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác. Trong một vụ việc dân sự có thể có nhiều vấn đề khác nhau cần phải có hiểu biết nhất định mới có thể đưa ra được quyết định chính xác nên pháp luật cần quy định đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng nếu vụ việc dân sự có nhiều vấn đề có thể chia tách được. Tuy nhiên, để tránh trường hợp đương sự lạm dụng, ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng gây khó khăn cho quá trình tố tụng, pháp luật nên quy định theo hướng các vấn đề được uỷ quyền phải độc lập với nhau. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có những quy định nhằm khắc phục hiện tượng đương sự cùng một lúc uỷ quyền cho nhiều người đồng thời tham gia tố tụng về cùng một vấn đề dẫn tới những xung đột trong khi thực hiện việc đại diện trước Toà án.

Bổ sung quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền:

Tác giả luận văn tán thành quan điểm của TS. Nguyễn Minh Hằng trong bài viết: “Đại diện theo ủy quyền: từ pháp luật nội dung đến pháp luật tố tụng” [20]. Qua nghiên cứu tác giả kiến nghị bổ sung thêm quy định về hình thức chấm dứt đại diện theo uỷ quyền như sau:

Pháp luật nên có quy định theo hướng chỉ cần sự thể hiện bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là được TA chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, việc thể hiện ý chí chấm dứt việc uỷ quyền không nhất thiết phải được lập thành văn bản. Chẳng hạn, việc chấm dứt ủy quyền có thể thực hiện ngay tại phần thủ tục bắt đầu phiên khi Toà án kiểm tra các căn cước của các đương sự, người đại diện ủy quyền của đương sự. Nếu đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền khẳng định trước Hội đồng xét xử về việc rút ủy quyền ngay tại phiên toà thì không nhất thiết phải lập thành biên bản riêng biệt. Ý chí chấm dứt ủy quyền của một bên trong quan

hệ ủy quyền có thể được thể hiện ngay trong biên bản phiên tòa. Trong thực tế, trước khi tiến hành xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thường hỏi đương sự xem có tiếp tục ủy quyền không (nếu đương sự cũng tham gia phiên tòa), người đại diện theo uỷ quyền có từ chối việc uỷ quyền hay không.

Ngoài ra, chúng ta có thể tiếp thu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc chấm dứt đại diện của đương sự. Cụ thể là có thể tiếp thu kinh nghiệm tại Điều 419 BLTTDS Cộng hòa Pháp Điều về chấm dứt đại diện như sau: Nếu muốn chấm dứt việc đại diện, người đại diện chỉ được miễn nhiệm sau khi đã thông báo ý định của mình cho người ủy quyền, cho thẩm phán và bên tranh chấp kia biết. Trong trường hợp việc đại diện là bắt buộc, luật sư bào chữa hoặc luật sư đại diện chỉ được miễn nhiệm kể từ ngày có người thay thế do đương sự chọn hoặc do chủ nhiệm đoàn luật sư chỉ định [7].

Bổ sung quy định về trách nhiệm trong trường hợp vượt quá phạm vi đại diện

Như thực tiễn trình bày trên, hiện nay có trường hợp người đại diện theo ủy quyền của đương sự vượt quá phạm vi ủy quyền trong TTDS nhưng vẫn được Toà án chấp nhận dẫn tới gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của đương sự được đại diện. Vấn đề đặt ra là cần phải có quy định về phương án xử lý, trách nhiệm của Toà án khi xem xét giới hạn của việc uỷ quyền và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể trong trường hợp việc vượt quá phạm vi ủy quyền vẫn được TA chấp nhận dẫn tới gây thiệt hại cho quyền lợi của đương sự được đại diện.

Về trách nhiệm khi vượt quá phạm vi đại diện được quy định tại Điều 146 BLDS như sau:

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối;

nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại [36].

Trong TTDS, đương sự có quyền tự định đoạt về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, ý chí của đương sự đối với vấn đề uỷ quyền và việc người đại diện vượt quá phạm vi uỷ quyền cần được tôn trọng. Tuy nhiên, khác với quá trình xác lập giao dịch dân sự, trong TTDS Toà án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát giới hạn của việc uỷ quyền và thực hiện việc uỷ quyền. Toà án chỉ được chấp nhận những hành vi tố tụng và quyết định thực hiện công việc uỷ quyền trong giới hạn uỷ quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi người đại diện của đương sự vượt quá phạm vi ủy quyền mà Toà án chấp nhận là vi phạm pháp luật và quyền định đoạt của đương sự.

Từ phân tích này, tác giả cho rằng cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người đại diện của đương sự vượt quá phạm vi ủy quyền thuộc về chủ thể có lỗi dẫn tới thiệt hại. Theo đó, nếu người đại diện theo uỷ quyền cố ý vượt quá phạm vi uỷ quyền gây thiệt hại thì họ sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, để ràng buộc trách nhiệm của TA trong việc kiểm tra, giám sát việc uỷ quyền và thực hiện uỷ quyền trong TTDS, pháp luật cần quy trách nhiệm liên đới cho các chủ thể này trong việc bồi thường thiệt hại cho đương sự. Với những lập luận trên, tác giả cũng đồng tình với ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà

trong Luận văn thạc sĩ luật học về việc đề nghị bổ sung quy định sau vào BLTTDS:

Điều… Hậu quả của việc người đại diện của đương sự vượt quá phạm vi

ủy quyền.

1. Quyết định do người đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của đương sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp đương sự đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

2. Trong trường hợp người đại diện của đương sự cố ý vượt quá phạm vi đại diện mà Toà án vẫn chấp nhận dẫn tới gây thiệt hại cho đương sự thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại”. [18]

Sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 73 BLTTDS về ủy quyền đối với việc ly hôn

Đương sự, người yêu cầu, người có liên quan không ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng để giải quyết quan hệ nhân thân mà chỉ ủy quyền để thay mặt họ giải quyết quan hệ về tài sản, con và nhận các giấy tờ pháp lý tại TA nên TA chấp nhận là đúng quy định của pháp luật. Điều này không trái với các nguyên tắc của luật Hôn nhân và Gia đình, không trái với quy định tại Khoản 3 Điều 73 BLTTDS, giảm bớt chi phí cấp, thông báo, tống đạt cho TA và đương sự nhanh chóng nhận được các thông tin, bản án, quyết định của TA. Vì vậy, cần phải chỉnh sửa quy định Điều 73 BLTTDS sửa đổi về phạm vi ủy quyền theo hướng làm rõ hơn quy định đương sự không được ủy quyền “đối với việc ly hôn” là như thế nào. Theo chúng tôi cần quy định rõ theo hướng không được ủy quyền đối với quan hệ hôn nhân nhưng tạo điều kiện cho đương sự được linh hoạt trong việc ủy quyền cho người khác thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp tài sản chung. Bởi lẽ xét cho cùng, yêu cầu chia tài sản chung trong một vụ án ly hôn không dính dáng gì đến quyền nhân thân nên việc ủy quyền sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xét xử.

Điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS

Như đã phân tích ở Chương 2, về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự nếu dẫn chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì người đại diện theo ủy quyền từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong quan hệ dân sự có thể trở thành người đại diện theo ủy qyền trong TTDS. Vì vậy, quy định tại khoản 3 Điều 73 BLTTDS không phù hợp với thực tiễn và cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Việc nghiên cứu cho thấy, khác với quan hệ pháp luật dân sự, quá trình tố tụng là một quá trình phức tạp, vì vậy một người muốn tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác thì phải có kiến thức và kỹ năng sống nhất định. Vì những lý do trên, mà tác giả đồng quan điểm với luận điểm nêu trong luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Ngọc Hà về kiến nghị bổ sung quy định về điều kiện trở thành người đại diện nói chung và người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS: “Người đại diện của đương sự trong TTDS phải là người từ đủ 18 tuổi, không bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự” [18].

Sửa đổi, bổ sung quy định về ủy quyền lại

Để đảm bảo cho việc áp dụng quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền được thống nhất và tránh trường hợp gây khó khăn trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền lại để tham gia tố tụng cần phải có những sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này trong BLTTDS. Dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, có thể sửa đổi, bổ sung BLTTDS theo hướng sau nếu trong hợp đồng uỷ quyền lần đầu không quy định "người nhận uỷ quyền được uỷ quyền lại cho bên thứ ba" thì người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho bên thứ ba. Nếu người được ủy quyền muốn ủy quyền lại cho người thứ ba thì phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:

- Ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy quyền lần đầu để bổ sung thêm nội dung "người nhận uỷ quyền được uỷ quyền lại cho bên thứ ba" vào Hợp đồng ủy quyền.

- Nội dung ủy quyền có quy định của pháp luật là được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Các tổ chức hành nghề công chứng cần linh hoạt và nắm rõ quy định của pháp luật về việc ủy quyền lại để tạo điều kiện cho việc ủy quyền lại tham gia TTDS

Sửa đổi, bố sung quy định về quyền tham gia tố tụng của đương sự khi có người đại diện theo ủy quyền

Theo quy định trước đây thì trong trường hợp đã ủy quyền một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của mình thì người đã ủy quyền vẫn có quyền tham gia tố tụng và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó và Toà án vẫn có quyền triệu tập họ tham gia tố tụng để giúp TA làm sáng tỏ các tình tiết thuộc bản chất vụ án. Quan niệm mặc dù đương sự đã ủy quyền cho người đại diện nhưng đương sự vẫn có quyền tự mình tham gia tố tụng dường như mâu thuẫn với bản chất của việc đại diện là thay mặt đương sự. Hiện nay pháp luật không có quy định về vấn đề này; do vậy, nếu có hướng dẫn hoặc sửa đổi các quy định của BLTTDS thì cũng nên giới hạn quyền tham gia tố tụng của đương sự nếu đã uỷ quyền toàn bộ, Toà án chỉ triệu tập đương sự đích thân tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết. Nếu không có sự giới hạn hợp lý về vấn đề này thì dường như người đại diện của đương sự không còn là người thay mặt đương sự nữa mà trở thành người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Cần quy định rõ người đại diện của đương sự có thể đồng thời tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không

Với quy định hiện tại, một vấn đề đã gây tranh cãi đó là: Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là người đại diện và vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được hay không. Trước đây, khi chưa có BLTTDS 2004 vấn đề này đã được quy định khá cụ thể tại điểm 2 Mục VI Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 : “ Một người chỉ có thể tham gia tố tụng với một tư cách hoặc là người đại diện do đương sự ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)