Những nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện các quy định về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 69 - 71)

về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS

Mặc dù, chế định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS của nước ta sau nhiều lần sửa đổi bổ sung đã ngày càng hoàn thiện hơn. Song thực tiễn giải quyết các vụ án đã cho thấy các quy định này còn nhiều bất cập, thiếu sót, do những nhân chủ yếu sau:

- Về nguyên nhân khách quan:

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng mức độ hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và một bộ phận người dân nói riêng còn hạn chế. Chế định người đại diện của đương sự trong TTDS tuy quan trọng song không nhiều người đân có hiểu biết về chế định này. Hơn nữa, công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, nên bộ phận người dân ở vùng sâu vùng xa và vùng có kinh tế có khăn thì càng khó tiếp cận và hiểu biết về quy định này. Ở nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang nặng về hình thức, không chú trọng về chất lượng nên hiệu quả rất hạn chế. Không những vậy, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vừa thiếu lại chưa được đào tạo bài bản dẫn đến hiệu quả công việc còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Do một số quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương dự trong TTDS chưa được quy định rõ ràng cũng như chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời nên chưa nhận thức và thực hiện pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn lúng túng, chưa thống nhất

Thứ hai : Do hạn chế của đội ngũ cán bộ TA. Trong những năm gần đây, bên cạnh công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… trong đó việc đổi mới, nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ Tư pháp, nhất là đội ngũ cán bộ TA đã trở thành trọng tâm. Tuy vậy, thực tế nhiều năm cho thấy đội ngũ cán bộ

TA không chỉ thiếu rất nhiều về số lượng, yếu về năng lực, trình độ mà không ít trong đó còn kém về phẩm chất đạo đức. Vẫn còn không ít “con sâu làm rầu nồi canh”. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, công chức ngành TA còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có những thẩm phán trong một năm xét xử bị huỷ tới hai, ba vụ án không phải là chuyện hiếm.

Bên cạnh đó, chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự của cán bộ TA cũng hết sức đáng lo ngại. Đơn cử như ở TAND thành phố Hà Nội, theo Báo cáo Kết quả công tác năm 2012 và nhiệm vụ công tác năm 2013 của TAND thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (khóa XIV) Số: 1806/BC-TA ngày 09/11/2012. thì "Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ án đã giải quyết (chiếm 0,8%), nhưng tính về số vụ án bị hủy lại tăng hơn năm trước. Cụ thể, số vụ án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán là 110 vụ (tăng 45 vụ), số vụ án bị hủy do lỗi khách quan là 68,5 vụ (tăng 45 vụ) tập trung chủ yếu là án dân sự, án hình sự, án hôn nhân và gia đình, án kinh doanh thương mại." [46]

Thứ ba: Về chất lượng những người đại diện theo ủy quyền. Trong những người đại diện theo ủy quyền của đương sự có những người không phải là luật sư, luật gia nên thường thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng và sự hiểu biết pháp luật. Ngay cả khi trong đội ngũ luật sư, luật gia thì cũng không phải ai cũng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt cả. Do đó, khi tham gia tố tụng, những người này thường không thực hiện được những quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, không có khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Để khắc phục tình trạng này, có những người đại diện của đương sự đã tìm cách “đi cửa sau”, “làm thân”, “làm quen” với Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Cá biệt, có những người đại diện theo ủy quyền của đương sự còn chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của mình nên khi đại diện cho đương sự trong quá trình tố tụng, coi việc tham gia quá trình tố tụng là “gánh nặng”, là “cục nợ” của họ nên họ không tích cực tham gia tố tụng, đi cho có, làm cho đủ… Vì thế chất lượng thực hiện nhiệm vụ đại diện của những người này cho đương sự là

không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)