Chủ thể trong quan hệ thế chấp bao gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bên thế chấp cũng có thể là ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba thế chấp QSDĐ để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ.
Bên nhận thế chấp là bên có quyền, là chủ nợ có bảo đảm và đƣợc quyền ƣu tiên đối với tài sản bảo đảm.
Khi tham gia vào quan hệ thế chấp, các chủ thể của thế chấp tài sản phải đáp ứng đầy đủ qui định của pháp luật về điều kiện chủ thể và có tài sản bảo đảm …
Pháp luật dân sự hiện hành qui định chủ thể của các giao dịch dân sự là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Vậy chủ thể của biện pháp thế chấp tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thể này khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đều phải thoả mãn các điều kiện của pháp luật đối với chủ thể của giao dịch. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải đạt độ tuổi nhất định (18 tuổi) và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, chỉ khi cá nhân nhận thức, làm chủ hành vi của mình họ mới có thể thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ quan hệ thế chấp. Trƣờng hợp chủ thể của quan hệ thế chấp là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì họ phải có ngƣời đại diện theo pháp luật và việc tham gia quan hệ thế chấp phải phù hợp với các qui định của pháp luật cũng nhƣ điều lệ của pháp nhân đó.
Tài sản thế chấp, thông thƣờng là những tài sản có giá trị lớn và do bên thế chấp giữ. Trong một số trƣờng hợp, nếu các bên có thoả thuận tài sản thế chấp sẽ đƣợc giao cho ngƣời thứ ba giữ.