Về phƣơng thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 47 - 49)

cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm

Trƣớc khi có Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng, tại Quyết định số 217/QĐ-NH ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã quy định về việc "gán nợ cho bên nhận thế chấp". Ngoài ra, bản án hình sự sơ thẩm số 1590/HSST ngày 10/12/1999 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án EPCO - Minh Phụng cũng đã áp dụng phƣơng thức "cấn trừ nợ" và giao tài sản bảo đảm cho các ngân hàng quản lý, khai thác, phát mãi thu hồi nợ. Thực chất, các phƣơng thức này chính là việc vận dụng Điều 301 BLDS quy định việc "thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế đƣợc". Phƣơng thức nhận tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế nghĩa vụ đƣợc bảo đảm đƣợc pháp luật quy định áp dụng cho cả trƣờng hợp xử lý tài sản theo thỏa thuận và trƣờng hợp TCTD có quyền chủ động xử lý mà không phụ thuộc vào thỏa thuận với bên bảo đảm. Đây là một đặc thù khác với phƣơng thức nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trong giao dịch dân sự quy định tại Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và sau đƣợc quy định tại nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006. Theo Nghị định này, các bên đƣợc thực hiện phƣơng thức nhận tài sản khi có thỏa thuận.

Với phƣơng thức nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ hiện hành cho thấy, phƣơng thức nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm là một phƣơng thức mà pháp luật trao quyền cho Tổ chức tín dụng nhằm giải phóng tối đa các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm gây nợ tồn đọng hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù. Việc xử lý tài sản theo phƣơng thức này mà không cần có thỏa thuận với bên bảo đảm tại hợp đồng là một "đặc ân" mà pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đã quy định cho Tổ chức tín dụng

để thu hồi nợ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, khi Tổ chức tín dụng thực hiện phƣơng thức này mà không có thỏa thuận với bên bảo đảm đƣợc sẽ không tuân thủ tính công khai, khách quan của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, đặc biệt khi Tổ chức tín dụng thực hiện quyền tự quyết định giá trị tài sản để nhận cho mình. Đồng thời, dƣới góc độ hoạt động nghiệp vụ thì việc Tổ chức tín dụng nhận tài sản mà tài sản đó chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho chính Tổ chức tín dụng sẽ tạo ra nguy cơ phá vỡ giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Bởi vì, pháp luật quy định việc đầu tƣ vào tài sản cố định của một Tổ chức tín dụng không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có. Hơn nữa, quy định này xung đột với quy định tại Điều 259, Bộ luật dân sự về việc quyền sở hữu của chủ tài sản bị xử lý chỉ chấm dứt khi việc xử lý tài sản do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện. Mặt khác cũng cần thấy rằng, hiện nay, có một số cách hiểu và vận dụng phƣơng thức nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ đƣợc bảo đảm không thống nhất. Theo pháp luật hiện hành thì khi Tổ chức tín dụng thực hiện phƣơng thức này, tài sản sẽ đƣợc xác định giá trị để bù trừ nghĩa vụ. Trƣờng hợp giá trị tài sản đƣợc định giá không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trƣờng hợp có chênh lệch thừa thì phần chênh lệch đó sẽ thuộc về bên bảo đảm. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm "cấn trừ" không có ý nghĩa, bên bảo đảm sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ đến khi tài sản bảo đảm đƣợc bán để thu hồi nợ. Trong vụ án EPCO - Minh Phụng, Tòa án đã áp dụng phƣơng thức này và giao tài sản cho các ngân hàng "quản lý, khai thác, phát mãi thu hồi nợ" tƣơng đƣơng với tổng số nợ đã đƣợc cấn trừ. [39, tr 279; 283] Mặc dù vậy, khi ngân hàng xử lý tài sản, số tài sản có giá trị dôi ra so với giá trị xác định tại bản án vẫn đƣợc coi là tài sản của bên thế chấp mà không phải là tài sản của ngân hàng thƣơng mại đã nhận tài sản cấn trừ. Quan điểm này không phù hợp với bản chất của phƣơng thức nhận tài sản, chƣa có sự phân biệt rõ phƣơng thức này với phƣơng thức "bán" tài sản. Đồng thời, việc hiểu và vận dụng phƣơng thức nhận tài sản theo quan điểm này không đảm bảo đƣợc lợi ích của Tổ chức tín dụng khi thực hiện xử lý tài sản bằng phƣơng thức nhận tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)