trong hợp đồng.
Hành vi vi phạm nghĩa vụ này, có thể là hành vi của bên cho vay (các ngân hàng và các định chế tài chính khác). Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng ƣng thuận có hình thức bắt buộc bằng văn bản. Tại khoản 4 Điều 404 Bộ luật dân sự: “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên saucùng ký vào văn bản”; tại Điều 405 quy định: “hợp đồng đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác”. [18, điều 404, 405] Vì thế, sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực, việc giải ngân khoản tín dụng mà hai bên đã thoả thuận là nghĩa vụ của bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trƣờng hợp sau khi ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này, làm ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay nhƣ bên vay không tiến hành kế hoạch kinh doanh nhƣ dự kiến, không có vốn đầu tƣ vào dự án đầu tƣ, đấu thầu đã đƣợc đăng ký. Hậu quả là bên cho vay bị tổn thất rất lớn về hiệu quả kinh tế cũng nhƣ uy tín, danh dự, thậm chí thƣơng hiệu của bên vay ví dụ nhƣ:
Ngày 24/04/2012, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên đã ký hợp đồng tín dụng cho vay ngắn ha ̣n đối với Công ty TNHH MTV Hƣng Lợi với số tiền cho vay là 10.000.000.000đ (Mƣời tỷ đồng chẵn), mục đích vay là để kinh doanh ô tô , máy móc thiết bị công trình, phụ tùng thay thế. Trong đó: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Phúc Yên sẽ giải ngân cho Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi theo các hợp đồng mua bán
hàng hóa mà Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi giao kết với khách hàng, để Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi trả tiền cho khách hàng của mình. Thực hiện hợp đồng tín dụng mà hai bên dã ký kết Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Phúc Yên đã giải ngân cho Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi nhiều lần bằng tiền mặt. Mỗi lần giải ngân Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi đều lập giấy nhận nợ thể hiện số tiền vay, ngày vay và ngày đến hạn trả cụ thể:
- Giấy nhận nợ số 01 ngày vay : 24/04/2012, số tiền 2.875.000.000 đồng, ngày đáo hạn cuối cùng: 24/10/2013. Mục đích: Thanh toán tiền mua máy xúc. ngày đáo hạn cuối cùng: 24/10/2013. Mục đích: Thanh toán tiền mua máy xúc.
- GNN số 02 ngày vay 25/09/2012 số tiền là 3.358.000.000 đồng, ngày đáo hạn cuối cùng 25/09/2013. Mục đích: Trả tiền mua xe ô tô. hạn cuối cùng 25/09/2013. Mục đích: Trả tiền mua xe ô tô.
- GNN số 03 ngày vay 09/10/2012 số tiền là 2.300.000.000 đồng, ngày đáo hạn cuối cùng 08/04/2014. Mục đích: Trả tiền mua xe ô tô. hạn cuối cùng 08/04/2014. Mục đích: Trả tiền mua xe ô tô.
Đối với hai lần giải ngân đầu tiền thì ngân hàng giải ngân đúng thời hạn và số tiền ghi trên giấy nhận nợ. Đến lần thứ ba do không chuẩn bị đủ lƣợng tiền mặt nên ngân hàng đã không giải ngân đúng ngày nhƣ trong giấy nhận nợ của Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi mà lại chuyển tiền vào tài khoản cho Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi. Không may cho Ngân hàng là ngày ngân hàng chuyển khoản lại vào cuối giờ chiều ngày thứ sáu, sau đó là 2 ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, Ngân hàng không làm việc nên Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi không rút đƣợc tiền trong tài khoản của mình ra để trả tiền hàng cho đối tác đã ký kết theo đúng hợp đồng. Vì chậm thanh toán nên Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi bị phía đối tác phạt 1% giá trị hợp đồng.
Công ty TNHH một thành Viên Hƣng Lợi cho rằng vì Ngân hàng vi phạm nghĩa vụ giải ngân cho Công ty Hƣng Lợi nên công ty Hƣng Lợi mới bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng. Nên khoản tiền phạt này Công ty Hƣng Lợi đề nghị Ngân hàng phải chịu thay cho Công ty Hƣng Lợi. Đại diện Ngân hàng không chấp nhận vì cho rằng mình đã giải ngân theo đúng hợp đồng đã ký kết.
Trong trƣờng hợp trên phía ngân hàng đã có lỗi trong việc giải ngân khoản tiền vay cho Công ty Hƣng Lợi. Vì Hợp đồng cũng nhƣ giấy nhận nợ của Công ty
Hƣng Lợi với ngân hàng đã thể hiện Ngân hàng giải ngân cho Công ty Hƣng Lợi bằng tiền mặt chứ không phải chuyển khoản. Nhƣng ở đây ngân hàng đã chuyển khoản cho Công ty Hƣng Lợi nhƣ vậy là vi phạm nghĩa vụ giải ngân mà hai bên đã thỏa thuận.
Hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng cũng có thể là hành vi của bên vay hoặc bên thứ ba có tài sản thế chấp khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Năm 2010, do nhu cầu sản xuất kinh doanh mở rộng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phƣơng Đông đã vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Bình Xuyên số tiền là 200 triệu đồng. Trong đó lần vay cuối cùng ngày 24/6/2010 là 80 triệu đồng. Số vay còn lại đƣợc công ty Phƣơng Đông thế chấp bằng ngôi nhà ba tầng có diện tích 482 mét vuông, là tài sản của bà Nguyễn Thị Dung. Nhƣng sau đó, do hoạt động kinh doanh thua lỗ nên khi đến hạn công ty Phƣơng Đông đã không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhƣ đã cam kết. Vì thế, ngày 12/4/2012 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Xuyên đã khởi kiện yêu cầu công ty Phƣơng Đông phải thanh toán cả gốc và lãi là 290 triệu đồng. Nếu công ty Phƣơng Đông không thanh toán đƣợc thì đề nghị xử lý tài sản thế chấp của bà Nguyễn Thị Dung để thu hồi nợ cho Ngân hàng.
Đây là dạng tranh chấp xảy ra nhiều nhất trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng mà ta sẽ phân tích sâu hơn.