Nguyên nhân do quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 86 - 88)

- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các văn bản sửa đổi bổ sung ký giữa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Bình

2.3.3. Nguyên nhân do quy định của pháp luật.

Xã hội luôn thay đổi theo nhiều chiều hƣớng khác nhau, các mối quan hệ xã hội cũng đổi mới không ngừng kéo theo các giao dịch trong xã hội cũng có thêm nhiều yếu tố phức tạp và đa dạng hơn. Trái lại, trên thực tế pháp luật nƣớc ta chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, chậm đổi mới dẫn tới hiện tƣợng pháp luật “chạy theo” sự thay đổi của xã hội, chứ pháp luật chƣa thể dự kiến và điều chỉnh đƣợc các mối quan hệ xã hội sắp diễn ra. Một điều đáng lƣu ý là sự hiểu biết về pháp luật của các bên trong hợp đồng còn chƣa rõ ràng, mâu thuẩn với nhau về lợi ích giữa các bên dẫn đến nảy sinh tranh chấp. Pháp luật nƣớc ta quy định bên cho vay bắt buộc phải đƣa ra các căn cứ pháp lý hay những lý do chính đáng nếu muốn từ chối khách hàng, vấn đề này chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể. Nên bên cho vay cho rằng cho

vay là quyền của mình còn bên đi vay thì có quan điểm ngƣợc lại, điều đó dễ dẫn đến mâu thuẫn.

Những hợp đồng tín dụng ngân hàng theo mẫu do ngân hàng đƣa ra đa phần là rất chặc chẽ cả về hình thức và nội dung. Thông thƣờng những hợp đồng theo mẫu này gắn liền với lợi ích của ngân hàng.

Các quy định của pháp luật còn chƣa thống nhất, chồng chéo lẫn nhau đặc biệt là các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch bảo đảm chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và nhiều quy định không thể thực hiện đƣợc trên thực tế. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau tạo kẽ hở trong quản lý. Theo Nghị định số 163/2006/NĐ- CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi nghị định 163/2006/NĐ- CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, cho phép các tổ chức tín dụng đƣợc lựa chọn hình thức xử lý đa dạng nhƣ bán tài sản thế chấp, nhận các khoản tiền và tài sản từ ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp thế chấp quyền đòi nợ, phƣơng thức khác do các bên thoả thuận. Trƣờng hợp các bên không thoả thuận đƣợc phƣơng thức xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này đƣợc đem bán đấu giá nhƣng để thực hiện đƣợc các bên lại phải ký hợp đồng bán đấu giá tại tổ chức bán đấu giá có thẩm quyền. Điều này thƣờng không thực hịên đƣợc do bên thế chấp không đồng ý và khi đó các tổ chức cho vay không có cơ chế nào để bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, luận văn đã nghiên cứu các tranh chấp về hợp đồng tín dụng tế, nghiên cứu về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thế chấp tài sản, các qui định pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản, các tranh chấp phát sinh trên thực tế khi áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản. Trên cơ sở lý luận kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn xét xử sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3 để đƣa ra phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 86 - 88)