Một số tồn tại trong công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 89 - 103)

- Hợp đồng thế chấp tài sản số: 10.18.0025 /HĐTC ngày 15/03/2010 và các văn bản sửa đổi bổ sung ký giữa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Bình

3.1.1 Một số tồn tại trong công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

dụng.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong thời gian qua công tác của ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

Chất lƣợng giải quyết, xét xử các loại vụ án tuy đã có tiến bộ nhƣng vẫn còn những vụ án bị sửa, huỷ do lỗi chủ quan, mặc dù tỷ lệ án bị hủy đã giảm nhiều và thấp hơn tỷ lệ ngành quy định (của ngành quy định là 1,16%, năm 2013 tỷ lệ án hủy của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là 0,8%). Trong công tác giải quyết những tranh chấp này tại TAND Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn bộc lộ những tồn tạị, hạn chế. Một số bản án bị sửa, bị hủy đã gây khó khăn cho việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan pháp luật, thể hiện qua một số vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng sau:

Vụ án 1:

Bị đơn: Công ty TNHH Toàn Thắng, do ông Phạm Quốc Thắng giám đốc đại diện.

Ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Đình Anh và bà Đặng Thị Thanh Thủy

Nội dung vụ án:

Ngày 22/4/2008, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Phúc và Công ty TNHH Toàn Thắng do ông Phạm Quốc Thắng là giám đốc, ngƣời đại diện hợp pháp theo pháp luật có ký hợp đồng tín dụng. Theo đó Ngân hàng đồng ý cấp hạn mức tín dụng cho Công ty số tiền 50 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích bổ sung vốn lƣu động phục vụ kinh doanh.

Ngày 14/5/2008 Công ty TNHH Toàn Thắng có đơn xin vay số tiền 16 tỷ đồng để thanh toán tiền mua hàng i nox, để đảm bảo cho khoản vay này Công ty đã thế chấp với Ngân hàng bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa số 55, tờ bản đồ số 2, thôn Thịnh Kỷ, xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đứng tên ông Nguyễn Đình Tuấn và bà Đặng Thị Thanh (hợp đồng thế chấp đƣợc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm 12/5/2008). Đồng thời cũng trong ngày 14/5/2008, Ngân hàng đã giải ngân cho Công ty vay số tiền 16 tỷ đồng.

Do Công ty TNHH Toàn Thắng không thanh toán khoản nợ 16 tỷ đồng vay khi đến hạn nên Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đã khởi kiện ra tòa đề nghị Tòa án giải quyết buộc Công ty TNHH Toàn Thắng phải trả nợ gốc, nợ lãi trong hạn, lãi quá hạn.

Căn cứ vào các tài liệu nguyên đơn và bị đơn cung cấp có trong hồ sơ và kết quả xác minh của cấp sơ thẩm thấy: Ngày 22/4/2008, Ngân hàng đã ký hợp đồng hạn mức tín dụng với Công ty. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 vào ngày 8/4/2008 thì Công ty Toàn Thắng có 02 thành viên góp vốn: ông Phạm Quốc Thắng góp 11 tỷ đồng (73,33%) và ông Phạm Anh Tuấn góp 05 tỷ đồng (26,67%). Đến ngày 07/02/2011 ông Thắng, Giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Lạm dụng chiếm đoạt tài sản”. Trong quá trình thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, cấp sơ thẩm vẫn

xác định ông Thắng là ngƣời đại diện theo pháp luật. Mặc dù tại phiên tòa sơ thẩm ông Thắng đã từ chối sự có mặt tại phiên tòa nhƣng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn tiến hành xét xử vụ án.

Tại bản án sơ thẩm kinh doanh thƣơng mại số 10/2011/KDTM - ST, ngày 02/8/2011 Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Buộc Công ty TNHH Toàn Thắng trả nợ cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam theo hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức ký ngày 22/4/20008 và Hợp đồng tín dụng kiêm khế ƣớc nhận nợ ký ngày 14/5/2008 các khoản tính đến ngày 02/8/2011 nhƣ sau: Nợ gốc là 14.900.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là: 1.462.000.000 đồng, nợ lãi quá hạn là: 945.000.000 đồng, tổng cộng cả gốc và lãi là 17.307.000.000 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng về việc cho phát mại tài sản đảm bảo khi Công ty không trả đƣợc nợ là toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại thửa số 55, tờ bản đồ số 2, thôn Thịnh Kỷ, xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đứng tên ông Nguyễn Đình Tuấn và bà Đặng Thị Thanh cấp theo giấy chứng nhận quyền sở hữu của ông Nguyễn Đình Xuân và bà Đặng Thị Thanh Thủy.

Ngoài ra bản án còn quyết định phần án phí và một số nội dung khác.

Sau khi xét xử sơ thẩm đến ngày 26/8/2011 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam kháng cáo bản án sơ thẩm về tài sản thế chấp. Kết quả cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc xác định tƣ cách đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Toàn Thắng. [29]

Nhận xét: Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 139 ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn bổ sung bổ sung về một số quyền và nghĩa vụ của thành viên Công ty TNHH quy định: Đối với Công ty TNHH có 02 thành viên nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của Công ty bị tam giữ, tạm giam… thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên. Như vậy từ ngày 8/8/2008 ông

Phạm Anh Tuấn là thành viên thứ 2 của Công ty đương nhiên là người đại diện thep pháp luật của Công ty TNHH Toàn Thắng. Cấp sơ thẩm không đưa ông Phạm Anh Tuấn thay thế ông Phạm Quốc Thắng là người đại diện theo pháp luật để tiến hành giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự.

Vụ án 2:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Phúc Yên.

Bị đơn: Công ty TNHH Thƣơng mại dịch vụ Toàn Mỹ.

Địa chỉ: Phƣờng Phúc Thắng – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung vụ án:

Tháng 6/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Phúc Yên khởi kiện Công ty Toàn Mỹ, đề nghị Tòa án buộc công ty này phải thanh toán cho BIDV cả nợ gốc và lãi, trong trƣờng hợp Công ty Toàn Mỹ không trả nợ, BIDV đƣợc phép xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Tháng 7/2010, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Phúc Yên đã ký hợp đồng tín dụng với Công ty Toàn Mỹ, theo đó, công ty Toàn Mỹ đƣợc vay thƣờng xuyên theo hạn mức dƣ nợ tối đa là 2.800.000.000đồng. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Long, bà Mai ở phƣờng Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đến hạn thanh toán, Công ty Toàn Mỹ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, dƣ nợ bị chuyển thành quá hạn từ ngày 30/4/2011. Do Công ty không đủ tài sản để trả nợ, bên nhận thế chấp không chấp nhận phát mại tài sản nên BIDV đã khởi kiện, đề nghị Tòa án buộc Công ty Toàn Mỹ phải thanh toán số tiền nợ gốc 2.800.000.000đồng và nợ lãi, phạt chậm trả là 556.000.000đồng.

Bản án sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Phúc Yên, buộc Công ty Toàn Mỹ phải trả nợ gốc là 2.800.000.000đồng và lãi 556.000.000đồng. Trong trƣờng hợp Công ty Toàn Mỹ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì BIDV đƣợc quyền phát mại nhà đất của ông Long, bà Mai để thu hồi nợ. Không chấp nhận bản án sơ thẩm, Công ty Toàn Mỹ và ông Long, bà Mai cùng có đơn kháng cáo. [30]

Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty Toàn Mỹ đã xác nhận có vay tiền BIDV, số nợ gốc là 2.800.000.000đồng và lãi hiện nay là 556.000.000đồng. Tuy nhiên, các bên kháng cáo không đồng ý đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

Cụ thể, năm 2007, BIDV và Công ty Toàn Mỹ ký hợp đồng hạn mức tín dụng có thời hạn 1 năm, theo đó, Công ty Toàn Mỹ sẽ đƣợc giải ngân nhiều lần với số tiền vay không hạn chế, miễn là đảm bảo dƣ nợ không quá 1,4 tỷ đồng. Hợp đồng hạn mức có tính chất gối đầu, tức là năm sau, Công ty Toàn Mỹ tiếp tục đƣợc cấp hạn mức và cho vay, nhƣng phải đảm bảo không có nợ quá hạn, tức phải tất toán hợp đồng năm trƣớc. Sau đó, từ năm 2007 đến năm 2010, mỗi năm các bên đều ký một hợp đồng tín dụng. Các hợp đồng trong giai đoạn 2007 - 2009, Công ty Toàn Mỹ đều trả nợ đúng hạn, nhƣng đến hợp đồng năm 2010 thì phát sinh nợ quá hạn.

Để bảo đảm cho giao dịch này, ông Long, bà Mai đã đứng thế chấp tài sản của mình đƣợc các bên thống nhất định giá khoảng 1.900.000.000đồng để bảo đảm một phần cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng năm 2007. Đến năm 2009, các bên ký phụ lục hợp đồng thế chấp mở rộng phạm vi bảo đảm: thay vì bảo đảm một khoản vay thì đƣợc sửa thành bảo đảm các khoản vay cho Công ty Toàn Mỹ, giá trị bảo đảm của nhà đất cũng đƣợc nâng lên thành 2.800.000.000đồng.

Dựa trên cơ sở phụ lục Hợp đồng thế chấp năm 2009 này, phía BIDV đã không xem xét cụ thể về tình hình tài chính của Công ty Toàn Mỹ trong các năm 2009, 2010 mà vẫn quyết định cho vay khi Công ty Toàn Mỹ đang trong tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến việc không trả đƣợc nợ và tranh chấp diễn ra.

Bản án phúc thẩm đã quyết định Công ty Toàn Mỹ phải trả BIDV cả gốc và lãi là 3.356.000.000đồng, tuy nhiên bác yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của nguyên đơn. Một điểm cũng rất đáng lƣu ý trong việc cho vay của BIDV là sự không cẩn thận trong việc soạn thảo hồ sơ giấy tờ. Đó là soạn thảo hợp đồng thế chấp thì đánh sai số hợp đồng tín dụng. Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm thì đánh sai hợp đồng thế chấp. Mặc dù sau đó đã có sự sửa chữa của công chứng viên và cán bộ Ngân hàng, nhƣng sự sửa chữa này vẫn không chính xác. [31]

Nhận xét:, Hợp đồng thế chấp năm 2007 chỉ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho hợp đồng tín dụng năm 2007, đến nay hợp đồng tín dụng năm 2007 đã tất toán, tức là đã hết hiệu lực, do đó hợp đồng thế chấp cũng hết hiệu lực theo. Khi hợp đồng chính đã hết hiệu lực thì phụ lục hợp đồng năm 2009 vô hiệu. Mặc dù nguyên đơn (BIDV) cho rằng, do tính chất của hợp đồng hạn mức là nối tiếp các năm nên hiệu lực của hợp đồng tín dụng năm 2007 vẫn chưa kết thúc và được chuyển sang các năm tiếp theo nên hiệu lực của hợp đồng thế chấp vẫn còn, nhưng quan điểm này đã không được Tòa án chấp nhận, do chính phía BIDV thừa nhận tại phiên xét xử là các hợp đồng tín dụng trước năm 2010 đều đã tất toán. Phiên xét xử đã kết thúc với thắng lợi thuộc về bên thế chấp tài sản cho thấy, nếu ngân hàng cho vay không đúng quy trình, việc soạn thảo hồ sơ giấy tờ không chính xác, không tuân thủ các quy định của pháp luật khi đăng ký giao dịch bảo đảm, sẽ đem lại nhiều hậu quả pháp lý bất lợi, khó có thể khắc phục.

Vụ án 3:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên

Bị đơn: Công ty TNHH Vận tải- Xây dựng Hải Quang

Địa chỉ: Tổ 5 - phƣờng Đồng Xuân– TX. Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Kim Xuân.

Nội dung vụ án: Ngày 02/02/2010 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bình Xuyên có ký hợp đồng tín dụng cho Công ty TNHH Vận tải- Xây dựng Hải Quang vay vốn 1.400.000.000đ, thời hạn vay 60 tháng. Để đầu tƣ mua máy đào bánh xích Komatsu PC400LC-6 để kinh doanh xúc đào, thi công mặt bằng xây dựng. Thực tế doanh số vay 1.380.000.000đ theo Giấy nhận nợ số 01, ngày vay 04/02/2010, kỳ hạn trả nợ vào ngày 02/02 hàng tháng, mỗi tháng trả 50.000.000đồng bắt đầu từ tháng 02/2012, thời hạn trả nợ cuối cùng là ngày 02/02/2015. Tài sản thế chấp là: Quyền sử dụng đất 201,25m2 tại thửa đất số 40-2 tờ bản đồ số 10 phƣờng Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đứng tên bà Nguyễn Thị Kim Xuân, theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 46/2009/HĐTC-10 ngày 29/01/2010. Giá trị tài sản bảo đảm:

1.500.000.000đ. Đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 29 tháng 01 năm 2010. Quá hạn trả nợ theo kỳ Công ty TNHH Vận tải- Xây dựng Hải Quang không trả đƣợc nợ nên Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bình Xuyên khởi kiện công ty Hải Quang ra Tòa án yêu cầu trả nợ, nếu không trả đƣợc nợ thì xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Tại bản án sơ thẩm Tòa án đã coi hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba là bà Nguyễn Thị Kim Xuân là hợp đồng bảo lãnh và tuyên xử hợp đồng thế chấp này là vô hiệu. [32]

Đại diện Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bình Xuyên đã kháng cáo bản bản nên Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại bản án phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận đơn kháng cáo của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bình Xuyên. Sửa bản án sơ thẩm theo đó công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp giữa Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Bình Xuyên với bà Nguyễn Thị Kim Xuân để đảm bảo khoản vay cho Công ty TNHH Vận tải- Xây dựng Hải Quang.[33]

Nhận xét: Đối với hợp đồng bảo đảm bằng QSDĐ theo Nghị Định 181 gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Sau khi BLDS 2005 ban hành thì đối tượng của hợp đồng bảo lãnh là cam kết( không bảo lãnh bằng tài sản) nên được gọi là thế chấp QSDĐ của người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vu. Để hướng dẫn áp dụng một số điều của BLDS 2005 về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Điều 72 NĐ 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thì bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất chuyển thành thế chấp bằng QSDĐ của người thứ ba. Cuối cùng theo NĐ 11/NĐ-CP ngày 22/2/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 163, thì bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất chuyển thành người thứ ba thế chấp QSDĐ bảo đảm cho bên có nghĩa vụ. Vậy theo các qui định trên nếu giữa bà Xuân và ngân hàng TMCP công thương VN ký hợp đồng thế chấp QSDĐ hoặc bảo lãnh đều phù hợp với qui định của pháp luật.

Cũng tương tự như một hợp đồng không thể bị vô hiệu chỉ vì viết sai cụm từ hợp đồng dân sự thành hợp đồng kinh tế. Nếu phủ nhận nghĩa vụ bảo đảm vì chữ

bảo lãnh và thế chấp, thì chẳng khác nào pháp luật khuyến khích việc vi phạm, bội ước; bảo vệ hành vi gian lận, lừa đảo; đồng thời chặn đứng khả năng xử lý tài sản thế chấp của chủ nợ và vô hiệu hoá quyền ưu tiên cao nhất của chủ nợ có bảo đảm trên thực tế.

Trên thực tế, các cơ quan công chứng và đăng ký thế chấp không chấp nhận hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản nói chung và bằng QSDĐ nói riêng. Tất cả các hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc 03 (Trang 89 - 103)