b. Cấp,tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
2.3.4. Niêm yết công kha
Hiểu theo cách khái quát, niêm yết công khai là việc dán (treo) văn bản tố tụng cần đƣợc truyền tải thông tin lên một vị trí nhất định để thông báo cho công chúng và cho ngƣời tiếp nhận biết. Về mặt lý luận, có thể nhận thấy việc niêm yết công khai VBTT mang lại hiệu quả thấp hơn so với thủ tục tống đạt trực tiếp, do đó pháp luật quy định trong những trƣờng hợp không thể tống đạt trực tiếp đƣợc thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng thủ tục niêm yết công khai. Khi thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng hình thức này, Tòa án có thể tự mình trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời tiếp nhận thực hiện. Theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại thì hiện nay việc chuyển văn bản tố tụng đến ngƣời có nghĩa vụ tiếp nhận có thể đƣợc ủy quyền cho tổ chức Thừa phát lại thực hiện.
Theo quy định của BLTTDS, có 3 địa điểm thực hiện việc niêm yết công khai văn bản tố tụng là Trụ sở TAND đang thụ lý giải quyết vụ án, trụ sở UBND cấp xã nơi cƣ trú hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời đƣợc tống
đạt và nơi cƣ trú hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời đƣợc tống đạt. Việc niêm yết văn bản tố tụng tại trụ sở Tòa án là cần thiết bởi đây là nơi mà hàng ngày ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thƣờng đến liên hệ làm việc. Hơn nữa, thông tin về văn bản đƣợc niêm yết tại trụ sở thể hiện sự minh bạch, công khai với công chúng về hoạt động tố tụng nói chung và văn bản tố tụng đó nói riêng. Nơi niêm yết công khai thứ hai là tại trụ sở UBND cấp xã nơi cƣ trú hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời tiếp nhận. Điều này rất dễ hiểu bởi đây là cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng, là nơi gần dân nhất, hàng ngày giải quyết các công việc của công dân trên địa bàn cơ sở, do đó việc niêm yết tại các cơ quan này sẽ phần nào đảm bảo cơ hội cho ngƣời cần đƣợc tống đạt tiếp cận với nguồn thông tin. Văn bản niêm yết còn cần đƣợc niêm yết tại nơi cƣ trú hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời tiếp nhận và đƣợc xác định theo Luật cƣ trú và văn bản hƣớng dẫn thi hành. Việc niêm yết tại nơi cƣ trú, nơi cƣ trú cuối cùng cũng là cơ hội để họ đƣợc biết về văn bản tố tụng. Nhƣ vậy, việc niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú, nơi cƣ trú cuối cùng và tại nơi cƣ trú, nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời tiếp nhận về cơ bản là trùng nhau, cùng trên địa bàn cấp xã.
Về thủ tục niêm yết công khai, điều luật quy định khi thực hiện niêm yết công khai thì ngƣời thực hiện niêm yết phải lập biên bản về việc niêm yết đó. Trong biên bản phải ghi rõ thời gian, ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo, có chữ ký của ngƣời chứng kiến. Sở dĩ pháp luật đòi hỏi ngƣời thực hiện niêm yết phải thực hiện thủ tục này là để có cơ sở khẳng định việc thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng đã đƣợc thực hiện chính xác và vì biên bản sẽ đƣợc lƣu vào hồ sơ tố tụng. Đối với việc niêm yết tại trụ sở Tòa án, thông thƣờng Tòa án lập biên bản niêm yết riêng, biên bản này do Thƣ ký tòa án lập và đƣợc Thẩm phán, Cán bộ văn phòng ký
tên, đóng dấu xác nhận. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày kể từ ngày đƣợc niêm yết. Thời gian niêm yết đƣợc đặt ra nhƣ trên nhằm đảm bảo cơ hội cho ngƣời đƣợc tống đạt có điều kiện tiếp nhận thông tin một cách chính xác, kịp thời. Về mặt pháp lý, ngày cuối cùng của thời hạn niêm yết là ngày xác định việc ngƣời đƣợc tống đạt đã tiếp nhận đƣợc những thông tin cần thiết và tạo cơ sở cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách hợp pháp.
2.3.5.Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Việc thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng chỉ đƣợc thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không đảm bảo cho ngƣời đƣợc tống đạt nhận đƣợc thông tin về văn bản cần đƣợc tống đạt. Nhƣ vậy khi các phƣơng thức tống đạt trực tiếp, tống đạt thông qua ngƣời thứ ba hoặc thủ tục niêm yết công khai không đạt hiệu quả, pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền áp dụng thủ tục truyền đạt thông tin văn bản tố tụng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, từ đó thông tin có thể đến với ngƣời cần đƣợc tống đạt văn bản tố tụng. Thông tin đại chúng theo trƣờng hợp này đƣợc hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin văn bản tố tụng thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đến các nhóm cộng đồng trong xã hội, trong đó có đối tƣợng cần tiếp nhận thông tin. Phƣơng thức thông báo này xác định phạm vi địa lý để phổ biển thông tin lớn hơn so với các phƣơng thức khác, cũng nhƣ mở rộng hơn về số lƣợng ngƣời tiếp cận thông tin, với mong muốn ngƣời cần đƣợc tống đạt sẽ có điều kiện tiếp cận thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Bởi nếu nhƣ thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng trực tiếp thì chỉ đối tƣợng cần tiếp nhận hoặc ngƣời đại diện của họ có thể tiếp cận đƣợc thì đến niêm yết công khai phạm vi đƣợc mở rộng ra nơi cƣ trú của ngƣời đó, cùng với đó là số lƣợng ngƣời biết về thông tin trong văn bản tố tụng cũng tăng lên. Trên thực tế áp dụng thì phƣơng thức
này thƣờng đem lại kết quả thấp và không xác định đƣợc rõ ràng. Ngoài những lý do trên, thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng đƣợc sử dụng nếu có yêu cầu của đƣơng sự khác, lệ phí liên quan sẽ do ngƣời yêu cầu chịu.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 180 BLTTDS năm 2015 thì việc thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng phải đƣợc đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, trên một trong các báo hàng ngày của Trung ƣơng trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ƣơng ba lần trong 03 ngày liên tiếp. Có thể thấy rằng trong điều kiện kinh tế của nƣớc ta hiện nay, ở các đô thị lớn, mạng lƣới truyền thông, internet phát triển mạnh mẽ giúp cho việc cập nhật thông tin đƣợc thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên đối với các khu vực vùng xâu vùng xa, vùng nông thôn kinh tế khó khăn, ngƣời dân không có những điều kiện thuận lợi để tiếp cận các phƣơng tiện thông tin hiện đại. Vì vậy, pháp luật quy định việc đăng tải thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông chính thống của quốc gia, gần gũi với ngƣời dân là báo hàng ngày của Trung ƣơng, Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ƣơng nhằm đảm bảo cho việc mở rộng phạm vi lan truyền và số lƣợng ngƣời tiếp nhận thông tin, từ đó bảo đảm cơ hội cao hơn để thông tin đến đƣợc với ngƣời cần đƣợc tống đạt. Hiện nay, chƣa có quy định nào của pháp luật, từ Luật Báo chí năm 2016 đến các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật này đƣa ra tiêu chí xác định thế nào là báo trung ƣơng hay báo địa phƣơng. Trên thực tế, việc xác định báo trung ƣơng hay báo địa phƣơng thƣờng căn cứ dựa trên cơ quan chủ quản báo chí, nếu cơ quan chủ quản của tờ báo là cấp trung ƣơng thì tờ báo họ quản lý là cấp trung ƣơng và tƣơng tự nhƣ vậy đối với báo địa phƣơng. Căn cứ vào đơn vị chủ quản của báo chí, Bộ thông tin và truyền thông đã phân loại một số cơ quan báo chí và công bố công khai trên website của Bộ, theo đó, một số cơ quan báo chí trung ƣơng
nhƣ: đối với đơn vị chủ quản là Ban chấp hành trung ƣơng có Báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản; đơn vị chủ quản là Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có Báo Tiền phong, Báo Thanh niên; đơn vị chủ quản là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có Báo Lao động... Ngoài tiêu chí cơ quan chủ quản của tờ báo là cấp trung ƣơng thì việc thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng còn phải đảm bảo tiêu chí rằng đó là tờ báo đƣợc phát hành hàng ngày.
Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình trung ƣơng là các đài phát thanh và truyền hình trực thuộc trung ƣơng, có phạm vi phát sóng trên toàn quốc. Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và cung ứng các dịch vụ công. Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và công chúng. Ngoài ra, việc thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng phải đƣợc đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin thƣờng xuyên trong lĩnh vực tƣ pháp nói chung và hoạt động của ngành Toà án nói riêng. Mặt khác, qua việc đăng tải thông báo trên kênh thông tin này, đƣơng sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có thể nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thông tin về vụ việc đang đƣợc toà án thụ lý giải quyết.
2.3.6.Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong trường hợp đương sự ở nước ngoài
Ngày này, với việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ và rộng khắp thế giới, các giao lƣu dân sự, thƣơng mại giữa các quốc gia ngày càng phổ biến dẫn
phải thụ lý giải quyết ngày một nhiều. Các tranh chấp, yêu cầu này đƣợc gọi là vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài. Đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài, nếu một trong các bên đƣơng sự ở nƣớc ngoài thì hoạt động cấp, thông báo, tống đạt VBTTDS phải đƣợc thực hiện thông qua một thủ tục riêng gọi là tƣơng trợ tƣ pháp. Trong Giáo trình Luật TTDS của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội có nêu: “sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các Toà án, cơ quan có thẩm quyền của các nước được gọi là tương trợ tư pháp”. Từ đó, có thể hiểu
rằng tƣơng trợ tƣ pháp là việc Toà án của một nƣớc nhờ Toà án của nƣớc ngoài thực hiện giúp hành vi tố tụng nhất định, cần thiết để đảm bảo giải quyết đƣợc các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Xem xét quy định tại Điều 13 Luật tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007 thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp trong các trƣờng hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho ngƣời đang ở nƣớc đƣợc yêu cầu; Triệu tập ngƣời làm chứng, ngƣời giám định ở nƣớc đƣợc yêu cầu; Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nƣớc đƣợc yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam và các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhƣ vậy, hoạt động cấp, thông báo, tống đạt các VBTTDS cho đƣơng sự ở nƣớc ngoài là một trong những hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp. Hoạt động này đƣợc thực hiện dựa trên những nguyên tắc chung của tƣơng trợ tƣ pháp đó là: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trƣờng hợp giữa Việt Nam và nƣớc ngoài chƣa ký kết điều ƣớc quốc tế thì có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động ủy thác tƣ pháp nhƣng không đƣợc trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế (Điều 4 Luật tƣơng trợ tƣ pháp năm 2007).
Ngoài những quy định về cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc quy định tại chƣơng XXXVIII của BLTTDS năm 2015, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng đã ban hành một số văn bản hƣớng dẫn thực hiện hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp nói chung và hoạt động tống đạt, thông báo VBTTDS cho đƣơng sự ở nƣớc ngoài nói riêng. Đặc biệt, khi Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (gọi tắt là Công ước Tống đạt) đƣợc thông qua ngày 15/11/1965 tại phiên họp lần
thứ 10 của Hội nghị La Hay về tƣ pháp quốc tế, có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 01/10/2016. Là thành viên của Công ƣớc Tống đạt, Việt Nam sẽ có quyền yêu cầu các quốc gia thành viên khác thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp của mình theo quy định tại Công ƣớc. Đồng thời, Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ của các quốc gia thành viên khác phù hợp với phạm vi, yêu cầu và quy trình thủ tục đƣợc quy định tại Công ƣớc này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống đạt văn bản tố tụng theo phƣơng thức quy định tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ƣớc Tống đạt và phƣơng thức ngoại giao, ngày 19/10/2016, Bộ Tƣ pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC “Quy định về trình tự, thủ tục tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự”, có hiệu lực từ ngày 06/12/2016. Đây là văn bản thay thế cho Thông tƣ liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tƣ pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao “Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định về tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tƣơng trợ tƣ pháp” trƣớc đó. Thông tƣ liên tịch số 12 đã nội luật hoá Công ƣớc Tống đạt, hƣớng dẫn chi tiết về cách thức, trình tự thực hiện hồ sơ uỷ thác tƣ pháp về dân sự phù hợp với quy định của BLTTDS năm 2015 và quy định về cơ chế thu, nộp chi
phí uỷ thác tƣ pháp về dân sự (tại Thông tƣ số 203/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016). Ngày 21/2/2017, TANDTC ban hành Công văn số 33/TANDTC-HTQT quy định về việc tống đạt VBTT cho đƣơng sự ở nƣớc ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện đúng và thống nhất các nội dung của Thông tƣ liên tịch số 12/2016/TLT- BTP-BNG-TANDTC.
Về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS trong trƣờng hợp đƣơng sự ở nƣớc ngoài đƣợc thực hiện bằng các phƣơng thức sau:
Thứ nhất, theo phƣơng thức đƣợc quy định tại điều ƣớc quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, các thành viên tham gia điều ƣớc phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định chung đã đƣợc ký kết.
Thứ hai, thông qua cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của mỗi quốc gia.
Bằng hình thức này, các yêu cầu về uỷ thác tƣ pháp sẽ đƣợc chuyển cho cơ quan trung ƣơng của mỗi quốc gia, cơ quan này sẽ nhận và chuyển tiếp tới các