Ở Mỹ, nếu tống đạt trực tiếp cho cá nhân không khả thi hoặc không hiệu quả, tòa án một số khu vực cho phép chủ thể thực hiện chuyển giao tài liệu theo các phƣơng pháp khác. Một lựa chọn có thể là giao các giấy tờ cho
một ngƣời thành niên hợp pháp, ngƣời này phải hiểu đƣợc trách nhiệm của việc nhận giấy tờ. Chủ thể tống đạt cũng đƣợc phép giao các tài liệu đến nơi cƣ trú hoặc nơi làm việc của bị đơn, sau đó gửi kèm một bản sao đến địa chỉ của họ. Một số tòa án khu vực cho phép chủ thể thực hiện gửi các giấy tờ đơn giản bằng cách sử dụng hộp thƣ đã đăng ký. Các tòa án khu vực khác nhau cho phép thực hiện các phƣơng pháp tống đạt khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra các quy định của pháp luật trƣớc khi tiến hành tống đạt thay thế.
Ở Đức, việc tống đạt có thể đƣợc thực hiện thông qua luật sƣ sau đó luật sƣ xác nhận về việc đã nhận văn bản (Điều 174 BLTTDS của Đức). Việc tống đạt cũng có thể đƣợc thực hiện giữa các luật sƣ với nhau. Trƣờng hợp luật sƣ của các bên sƣ phải thực hiện tống đạt một tài liệu cho đồng nghiệp của mình (Điều 671 đến 673 BLTTDS của Đức). Điều này thƣờng diễn ra tại Tòa án theo một trong hai cách: tống đạt chính thức - yêu cầu sự can thiệp của một ngƣời đƣợc ủy quyền đóng dấu và chữ ký trên tài liệu và bản sao hoặc tống đạt trực tiếp - đƣợc thực hiện bằng cách giao hai bản sao của tài liệu cho luật sƣ mà ngƣời đó tham gia giải quyết vụ án dân sự, sau đó gửi lại để Toà án xem xét, lƣu hồ sơ.
Tại BLTTDS năm 2003 của Liên Bang Nga có quy định việc chuyển VBTTDS (gồm giấy gọi và giấy báo) có thể đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đƣợc Toà án uỷ nhiệm. Theo đó, nếu đƣợc ngƣời tham gia tố tụng đồng ý, thẩm phán có thể trao giấy gọi hoặc giấy báo của Toà án cho ngƣời đó để tống đạt cho ngƣời đƣợc thông báo hoặc ngƣời đƣợc triệu tập. Ngƣời đƣợc Toà án uỷ nhiệm chuyển giấy gọi hoặc giấy báo có nghĩa vụ gửi lại Toà án cuống biên lai của giấy gọi hoặc bản sao giấy báo có chữ ký xác nhận của ngƣời đƣợc tống đạt (khoản 2 Điều 115).