Đây đƣợc coi là phƣơng sách cuối cùng bởi nó là phƣơng án không hiệu quả nhất và ít có khả năng nhất trong việc truyền đạt văn bản tố tụng tới đƣợc bị đơn. Chủ thể thực hiện có thể công bố thông báo trên một tờ báo đƣợc phát hành ở địa điểm có khả năng là địa chỉ của bị đơn hoặc vị trí của Tòa án, hoặc cả hai. Ở Mỹ, hầu hết các tòa án khu vực yêu cầu thông báo phải đƣợc công bố trong nhiều tuần để đảm bảo khả năng bị đơn thấy đƣợc thông báo. Bởi vì hầu hết các bị đơn sẽ không bao giờ đọc báo. Phƣơng pháp này chỉ đƣợc phép áp dụng khi không còn cách nào khác để liên lạc với bị đơn. Nó không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn không đáng tin cậy bởi sau này bị đơn có thể tuyên bố rằng họ đáng lẽ đã có thể đƣợc tống đạt trực tiếp với tƣ cách cá nhân (không đại diện bởi ngƣời khác).
Năm 1950, quyết định của Tòa án Tối cao trong vụ án Mullane và Ngân hàng Trung ƣơng Hannover & Trust Co. cho thấy nƣớc Mỹ có sự thay đổi mạnh mẽ [49]. Toà án chấp thuận việc xuất bản nhƣ một phƣơng tiện thông báo đƣợc cho phép theo Hiến pháp khi không có phƣơng pháp hợp lý nào khác có thể đƣợc sử dụng và khi nơi của những ngƣời đƣợc thông báo là không rõ ràng. Theo phán quyết trong vụ Mullane, công nghệ và tống đạt tiếp tục phát triển. Tòa án đã đƣa ra quyết định cho phép các phƣơng pháp tống đạt thay thế phù hợp với với sự phát triển của công nghệ. Đáng chú ý là các phƣơng pháp này đã không thay thế các phƣơng thức dịch vụ truyền thống
nhƣng đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng sách cuối cùng khi các nỗ lực đã đƣợc thực hiện để xác định nơi ở của bị đơn.