Vƣớng mắc, sai sót của Tòa án trong việc xác định sai hoặc bỏ sót

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đương sự trong vụ án dân sự 03 (Trang 89 - 93)

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG

3.1.3. Vƣớng mắc, sai sót của Tòa án trong việc xác định sai hoặc bỏ sót

đƣơng sự

Việc thực hiện các quy định của pháp luật để xác định thành phần và tƣ cách tố tụng của đƣơng sự khi giải quyết VADS là trách nhiệm của Tòa án. Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án và thực tiễn công tác xét xử ở các Tòa án trong thời gian qua đã chỉ ra rằng một trong các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khá phổ biến của các Tòa án trong quá trình giải quyết VADS đó là việc các Tòa án xác định sai thành phần của đƣơng sự trong VADS (xác định thiếu đƣơng sự hoặc xác định những ngƣời không phải là đƣơng sự và triệu tập tham gia tố tụng) hoặc xác định đầy đủ thành phần đƣơng sự nhƣng không triệu tập đầy đủ các đƣơng sự tham gia tố tụng nhƣ không triệu tập đầy đủ nguyên đơn và phổ biến là trƣờng hợp Tòa án triệu tập thiếu ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hoặc có trƣờng hợp Tòa án triệu tập đủ ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhƣng khi giải quyết vụ án chỉ xác định tƣ cách ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chung chung mà không xác định cụ thể ngƣời đó là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Hoặc trong vụ án có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn nhƣng không xác định cụ thể họ phải có đồng nguyên đơn, đồng bị đơn hay không...

Lỗi phổ biến mà các Tòa án thƣờng mắc phải khi giải quyết các VADS là xác định thiếu chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp đang giải quyết dẫn đến xác định thiếu đƣơng sự. Chẳng hạn khi giải quyết mối quan hệ tranh chấp mà chủ thể của các quan hệ đó bao gồm cả vợ và chồng nhƣng khi giải

quyết Tòa án lại chỉ xác định một trong hai ngƣời này là đƣơng sự dẫn đến bỏ sót đƣơng sự là ngƣời vợ hay ngƣời chồng. Điều này có thể thấy thông qua vụ án tranh chấp về hợp đồng vay giữa nguyên đơn là chị Trần Thu Hằng và bị đơn là vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp, chị Phạm Thị Hạnh. Nội dung vụ án nhƣ sau: Ngày 05/5/2006, anh Hiệp và chị Hạnh cùng ký vào tờ thế chấp nhà đất để vay chị Hằng 50.000.000 đồng, thời hạn một năm, lãi suất 2% tháng, tờ thế chấp có xác nhận của Trƣởng ấp và Ủy ban nhân dân xã. Đến ngày 07/5/2006, anh Hiệp ký biên nhận tiền với chị Hằng vay 50.000.000 đồng. Sau khi vay, anh Hiệp, chị Hạnh mới trả đƣợc 03 tháng lãi theo thỏa thuận và không trả nữa. Hết thời hạn vay anh Hiệp không trả tiền vay gốc và lãi cho chị Hằng, chị Hằng đã khởi kiện đòi nợ. Quá trình giải quyết vụ án, cả Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều chỉ xác định anh Hiệp là bị đơn và buộc anh Hiệp phải trả nợ là không thỏa đáng, không bảo đảm quyền lợi cho chị Hằng khi thi hành án vì nếu theo giấy thế chấp thì cả chị Hạnh và anh Hiệp cùng ký để vay chị Hằng 50.000.000 đồng. Nhƣ vậy, anh Hiệp, chị Hạnh cùng thống nhất vay tiền của chị Hằng để chi tiêu chung trong gia đình, do vậy chị Hạnh phải cùng anh Hiệp chịu trách nhiệm trả nợ cho chị Hằng và Tòa án phải đƣa chị Hạnh tham gia tố tụng với tƣ cách bị đơn và buộc anh Hiệp và chị Hạnh cùng trả nợ cho chị Hằng mới đúng.

Cũng có trƣờng hợp đất tranh chấp trong vụ án đã đƣợc cấp cho hộ gia đình nhƣng Tòa án không triệu tập đầy đủ các thành viên trong hộ gia đình tham gia tố tụng dẫn đến việc giải quyết vụ án bị Tòa án cấp trên hủy bỏ. Chẳng hạn, vụ án tranh chấp thừa kế về tài sản giữa nguyên đơn là ông Hoàng Văn Quý với bị đơn là bà Hoàng Thị Chỉ do TAND huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng thụ lý giải quyết và ra Bản án số 06/2010/DSST ngày 17/12/2010. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các đƣơng sự thì cụ Hoàng Văn Tài (chết năm 2008) và cụ Lanh Thị Nồm (chết năm 1976) có 04

Quý và bà Hoàng Thị Chỉ. Tài sản chung của vợ chồng cụ Tài, cụ Nồm có 02 căn nhà, 150m2 đất ở, 347,1m2 đất vƣờn, 9.538m2 đất ruộng, 75.885m2 đất rừng phòng hộ. Sau khi cụ Nồm chết, nhà và đất nêu trên do cụ Tài quản lý, sử dụng. Từ năm 1985, vợ chồng bà Chỉ, ông Quyến sống cùng cụ Tài và cụ Tài đã lập "Giấy cam đoan" giao cho ông Quyến (chồng của bà Chỉ) sở hữu toàn bộ nhà và đất nêu trên. Ngày 02/7/2009, ông Quý khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Nồm. Năm 2006, hộ gia đình ông Quyến, bà Chỉ đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2007, ông Quyến chết. Mặc dù đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ ông Quyến, bà Chỉ nhƣng quá trình giải quyết vụ án TAND huyện Thông Nông và TAND tỉnh Cao Bằng không đƣa những ngƣời ngƣời con của ông Quyến, bà Chỉ (đồng thời là những ngƣời thừa kế của ông Quyến) tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là trái với quy định tại khoản 4 Điều 56 của BLTTDS.

Thực tiễn giải quyết các VADS còn xuất hiện trƣờng hợp Tòa án xác định sai tƣ cách của đƣơng sự. Ví dụ vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng) với bị đơn là bà Cao Thị Bông. Nội dung vụ án nhƣ sau: Ngày 26/11/2001, Ngân hàng và bà Bông ký Hợp đồng tín dụng, theo đó Ngân hàng cho bà Bông vay 1.600.000.000đ để mua căn nhà số 1045 Nguyễn Trãi, phƣờng 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, thời hạn vay là 84 tháng (từ ngày 26/11/2001 đến ngày 26/11/2008), các bên có thỏa thuận về lãi suất. Để bảo đảm cho số tiền vay trên, ngày 26/11/2001, bà Bông thế chấp căn nhà nêu trên cho Ngân hàng để vay tiền. Do bà Bông không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn theo thỏa thuận theo quy định trong hợp đồng nên ngày 02/8/2002 Ngân hàng có đơn khởi kiện yêu cầu bà Bông phải thanh toán tiền (gốc và lãi) của hợp đồng tín dụng. Nếu bà Bông không thanh toán đƣợc tiền thì đề nghị cho phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ trả cho Ngân hàng. Ngày 19/8/2002, TAND quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

giữa Ngân hàng và bà Bông.Trong khi đó ngày 29/4/2002, bà Huỳnh Muội (ngƣời bán căn nhà là tài sản thế chấp trong hợp đồng nêu trên cho bà Bông) có đơn khởi kiện đối với bà Bông tại TAND quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến việc mua bán nhà giữa bà Muội và bà Bông. Ngày 02/7/2002, TAND quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thụ lý vụ án. Ngày 15/5/2003, TAND quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 10/NVA nhập VADS tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà giữa bà Muội với bà Bông và VADS tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với bà Bông để giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định nhập vụ án nêu trên thì các đƣơng sự của vụ án sau khi đƣợc nhập có nguyên đơn là Ngân hàng và bà Muội với bị đơn là bà Bông. Ngày 15/4/2004, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý VADS đòi nợ có nguyên đơn là Ngân hàng, bị đơn là bà Bông và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Muội. TAND Thành phố Hồ Chí Minh xác định bà Muội là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này là không đúng. Mặc dù đã nhập hai vụ án làm một thì vẫn phải xác định bà Muội là nguyên đơn mới đúng. Sau khi đã nhập vụ án thì phải giải quyết các quan hệ trong vụ án, cụ thể là phải giải quyết đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà giữa bà Muội với bà Bông trƣớc rồi mới giải quyết đối với tranh chấp về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản giữa Ngân hàng với bà Bông.

Trong số các trƣờng hợp Tòa án xác định thiếu hoặc triệu tập thiếu đƣơng sự thì chủ yếu Tòa án xác định không đầy đủ ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của vụ án. Cụ thể là khi Tòa án giải quyết các VADS phổ biến nhƣ tranh chấp liên quan đến tài sản chung hoặc tranh chấp về quyền thừa kế nhƣng Tòa án xác định thiếu các đồng sở hữu hoặc đồng thừa kế. Đặc biệt trong những vụ án tranh chấp về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế đã khá nhiều năm và một số ngƣời thừa kế đã chết sau thời điểm mở thừa kế của

kế theo quy định của pháp luật nhƣng Tòa án đã không triệu tập đầy đủ những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đương sự trong vụ án dân sự 03 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)