Nếu năng lực pháp luật TTDS là điều kiện cần thì năng lực hành vi TTDS là điều kiện để một chủ thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS. Khác với năng lực pháp luật TTDS, năng lực hành vi TTDS của đƣơng sự là yếu tố biến động nhất của năng lực chủ thể. Tuy vậy, năng lực hành vi TTDS cũng có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự nhƣ năng lực pháp luật TTDS. Thông thƣờng một chủ thể chỉ đƣợc xác định là có năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi TTDS của đƣơng sự là cá nhân đƣợc xác định bởi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ và bởi tính chất, yêu cầu của việc tham gia quan hệ pháp luật TTDS. Trên thực tế, quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự rất phức tạp. Muốn bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình đƣơng sự không những phải có khả năng nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình nhƣ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật, trong đó có cả pháp luật TTDS. Ngoài ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ tốt hơn nếu họ có những kinh nghiệm tham gia tố tụng nhất định. Do vậy, thông thƣờng cá nhân chỉ đƣợc coi là có năng lực hành vi TTDS khi từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với những ngƣời chƣa đủ 18 tuổi, bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi
TTDS. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự này trƣớc Tòa án phải do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Hiện nay, năng lực hành vi TTDS đƣợc quy định tại khoản 2 điều 57 BLTTDS: năng lực hành vi TTDS là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hoặc ủy quyền cho ngƣời khác đại diện tham gia tố tụng. Điều luật này về cơ bản đã thể hiện đƣợc khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực hành vi TTDS. Tuy vậy, quy định này gần nhƣ đồng nhất phạm trù năng lực hành vi TTDS với phạm trù năng lực hành vi dân sự, lấy điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS là chƣa hợp lý. Vì quan hệ pháp luật TTDS và quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu cầu khác nhau. Năng lực hành vi TTDS và năng lực hành vi dân sự tuy có liên quan với nhau, nhƣng năng lực hành vi TTDS có sự độc lập tƣơng đối. Nên chăng cần sửa quy định tại Điều 57 BLTTDS theo hƣớng: một ngƣời chỉ đƣợc coi là có năng lực hành vi TTDS khi từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự.