Vƣớng mắc, sai sót của Tòa án trong việc xác định năng lực hành vi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đương sự trong vụ án dân sự 03 (Trang 86 - 89)

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG

3.1.2. Vƣớng mắc, sai sót của Tòa án trong việc xác định năng lực hành vi tố

tố tụng dân sự của đƣơng sự

Theo quy định tại khoản 3, Điều 57 BLTTDS thì "Đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác" [17]. Điều luật này về cơ bản đã thể hiện đƣợc khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực hành vi TTDS. Tuy vậy, quy định này gần nhƣ đồng nhất phạm trù năng lực hành vi TTDS với phạm trù năng lực hành vi dân sự, lấy điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự làm điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS là chƣa hợp lý. Vì quan hệ pháp luật TTDS và quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ pháp luật khác nhau, có nội dung và yêu cầu khác nhau. Hơn nữa, năng lực hành vi TTDS và năng lực hành vi dân sự tuy có liên quan với nhau nhƣng năng lực hành vi TTDS có sự độc lập tƣơng đối, nó là yếu tố luôn có sự biến động và đƣợc xác định ở các mức độ khác nhau.

Cũng theo quy định nêu trên thì ngƣời chƣa đủ 18 tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi TTDS hoặc ngƣợc lại ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên vẫn có thể không có đầy đủ năng lực hành vi TTDS nếu pháp luật có quy định khác:

Trƣờng hợp ngƣời chƣa đủ 18 tuổi nhƣng có đầy đủ năng lực hành vi TTDS: Theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nữ từ 18 tuổi trở lên (tức là chỉ cần 17 tuổi một ngày) là đƣợc kết hôn, không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng.

Trƣờng hợp ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên nhƣng không có đầy đủ năng lực hành vi TTDS: Theo khoản 2, Điều 85 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ có thể bị Tòa án ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật của con; do đó, trong thời hạn bị Tòa án cấm làm ngƣời đại diện theo pháp luật cho con thì cha, mẹ không đƣợc tham gia VADS với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật cho con.

Khoản 4, khoản 5 Điều 57 BLTTDS quy định nếu đƣơng sự là ngƣời chƣa đủ 15 tuổi hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những ngƣời này tại Tòa án do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vì vậy, ngƣời đại diện theo pháp luật có toàn quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đƣợc đại diện, kể cả quan hệ về nhân thân. Trong trƣờng hợp này, bản án phải ghi rõ ngƣời đƣợc đại diện là nguyên đơn, còn ngƣời đã thực hiện hành vi khởi kiện vì lợi ích của nguyên đơn thì phải ghi họ là ngƣời đại diện cho nguyên đơn. Tuy vậy, có một số bản án đã ghi ngƣời đại diện là nguyên đơn.

Khi thụ lý vụ án ly hôn, có trƣờng hợp Thẩm phán không tiến hành kiểm tra năng lực hành vi TTDS của ngƣời khởi kiện, dẫn đến trƣờng hợp ngƣời chồng xin ly hôn khi ngƣời vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng nhƣng Tòa án vẫn thụ lý giải quyết vụ án mà không trả lại đơn kiện cho ngƣời nộp đơn. Lẽ ra, trƣớc khi thụ lý vụ án thì Thẩm phán phải kiểm tra xem có thuộc trƣờng hợp hạn chế quyền khởi kiện đối với trƣờng hợp ngƣời chồng xin ly hôn mà ngƣời vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng () hay không.

Đối với việc xác định ngƣời đại diện theo pháp luật đối với cơ quan, tổ chức thì khoản 7 Điều 57 BLTTDS có quy định "Đƣơng sự là cơ quan, tổ chức do ngƣời đại diện hợp pháp tham gia tố tụng". Nếu cơ quan, tổ chức là ngƣời khởi kiện vì lợi ích của cơ quan, tổ chức đó hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nƣớc thì cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng với tƣ cách là nguyên đơn. Nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời khác thì ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình sẽ là nguyên đơn của vụ kiện, còn cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích của nguyên đơn. Nếu cơ quan, tổ chức bị khởi kiện thì trong bản án, quyết định phải xác định cơ quan, tổ chức đó là bị đơn. Đối với các chi nhánh đƣợc pháp nhân giao cho tham gia một số quan hệ pháp luật, nếu có tranh chấp xảy ra thì không đƣợc xác định các đơn vị này là nguyên đơn, bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, kể cả trƣờng hợp các văn phòng đại diện, sở giao dịch, giám đốc chi nhánh … đƣợc pháp nhân ủy quyền thƣờng xuyên tham gia tố tụng thì cũng không đƣợc xác định văn phòng đại diện, sở giao dịch hay giám đốc chi nhánh là nguyên đơn hay bị đơn. Có một số trƣờng hợp Tòa án nhầm lẫn, xác định chi nhánh là đƣơng sự của vụ án. Ví dụ, trong vụ án "tranh chấp quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là bà Lục Cẩm Liêng với bị đơn là Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Chi nhánh Cần Thơ): Bà Liêng khởi kiện cho rằng phần đất có diện tích 338,76m2 tại khu vực 2 phƣờng Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thuộc quyền sử dụng của bà, do bà mua của ông Nguyễn Văn Năm vào ngày 20/01/1972. Tuy nhiên, khi bà Liêng làm thủ tục hợp thức hóa phần đất nêu trên thì Ngân hàng ngăn cản và cho rằng phần đất đó gắn liền với căn nhà Ngân hàng mua của bà Liêng vào năm 1984 để dùng làm nơi làm việc cho Phòng giao dịch của chi nhánh Trà Nóc, thời điểm đó Ngân hàng đã mua cả nhà và đất nên không

Công thƣơng Việt Nam là bị đơn nhƣng tại bản án dân sự sơ thẩm số 112/2006/DSST và bản án dân sự phúc thẩm số 218/2006/DSPT, TAND quận Bình Thủy và TAND thành phố Cần Thơ lại xác định Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ là bị đơn của vụ án là không đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đương sự trong vụ án dân sự 03 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)