3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG
3.1.5. Những bất cập của quy định pháp luật về đƣơng sự trong vụ án dân sự
không hợp tác với Tòa án trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Hiện nay, việc xem xét, thẩm định tại chỗ chủ yếu đƣợc thực hiện đối với các vụ án sơ thẩm và chủ yếu là đo vẽ nhà đất tranh chấp, một số ít là xem xét thực địa để giải quyết vụ án cho đúng. Trên thực tế đã có không ít trƣờng hợp đƣơng sự đang trực tiếp quản lý tài sản là nhà đất tranh chấp không hợp tác với Tòa án, gây khó khăn, cản trở hoặc không cho đo vẽ nhà đất bằng việc đóng cổng, đóng cửa, bỏ đi khỏi nhà đất tranh chấp mỗi khi Tòa án đến xem xét, thẩm định tại chỗ dẫn tới việc Tòa án không thể giải quyết đƣợc vụ án, không ít vụ án phải tạm đình chỉ không thời hạn. Mặc dù pháp luật TTDS có quy định về biện pháp xử lý trƣờng hợp có ngƣời cản trở Tòa án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng khi đƣơng sự có hành động chống đối, gây rối việc xem xét, thẩm định tại chỗ, còn với trƣờng hợp đƣơng sự đóng cửa, bỏ đi, Tòa án không thể vào xem xét, đo vẽ nhà đất thì có đƣợc coi là hành vi "cản trở" và có đƣợc áp dụng các biện pháp xử lý hay không thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
3.1.5. Những bất cập của quy định pháp luật về đƣơng sự trong vụ án dân sự sự
- Quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc cung cấp chứng cứ do đƣơng sự khác cung cấp hoặc Tòa án thu thập cho đƣơng sự chƣa đầy đủ, còn nhiều hạn chế:
Theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 58 BLTTDSĐBS 2011 thì các đƣơng sự có quyền "đƣợc biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đƣơng sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập". Đây là một quyền quan trọng của đƣơng sự nhƣng trên thực tế đƣơng sự lại rất khó thực hiện. Thông thƣờng khi nguyên đơn khởi kiện thì các tài liệu, chứng cứ và đơn khởi
kiện đƣợc thông báo cho phía bị đơn, những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đƣợc biết (Điều 174 BLTTDS) và từ đó học sẽ có văn bản trả lời (Điều 175 BLTTDS). Nhƣng trong quá trình giải quyết vụ án, khi các bên xuất trình chứng cứ mới hay có những chứng cứ do Tòa án thu thập đƣợc thì các bên đƣơng sự chỉ có "quyền đƣợc biết" thông qua việc đề nghị đƣợc sao chụp tài liệu, chứng cứ ở Tòa án. Trong khi đó luật lại không quy định cụ thể ai là ngƣời có trách nhiệm thông báo cho đƣơng sự khi có những chứng cứ mới. Hơn nữa, khi có yêu cầu sao chụp, đƣơng sự phải có đơn yêu cầu và trong đơn "phải ghi cụ thể những tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp". Nhƣ vậy, rõ ràng có một bất cập là trong khi đƣơng sự không thể biết những chứng cứ, tài liệu do bên kia cung cấp hoặc do Tòa án mới thu thập đƣợc nhƣng lại phải ghi rõ trong đơn yêu cầu chứng cứ, tài liệu mình cần sao chụp là những gì.
Ngoài ra, còn có trƣờng hợp chứng cứ đƣợc cung cấp tại cấp phúc thẩm, các bên đƣơng sự còn lại không có thời gian thu thập những chứng cứ để phản bác lại lập luận dựa trên những chứng cứ mới của bên kia do Tòa án gây khó khăn trên cơ sở các quy định của pháp luật chƣa đầy đủ, rõ ràng. Chẳng hạn A là bị đơn trong một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất. Bên cạnh việc thu thập chứng cứ để phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn thì A đƣợc tƣ vấn A có quyền đƣợc biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình. Sau đó, A đến Tòa án nộp đơn yêu cầu đƣợc ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn xuất trình. Tuy nhiên, thƣ ký Tòa án gây khó khăn cho A, trì hoãn thời gian giải quyết đơn yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ của A (đến khi Tòa án mở phiên xét xử đơn yêu cầu của A vẫn chƣa đƣợc giải quyết) với lý do BLTTDS không có quy định thời hạn Tòa án phải trả lời đơn yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu của đƣơng sự.
Liên quan đến các quy định về nghĩa vụ của đƣơng sự mà cụ thể là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh thì BLTTDS còn có hạn chế. Điều 84 BLTTDS quy định về giao nộp chứng cứ nhƣng không quy định về thời hạn đƣơng sự phải giao nộp chứng cứ là không đảm bảo sự chặt chẽ về nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự. Có quan điểm cho rằng hoạt động chứng minh diễn ra trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án nên không cần thiết quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ. Tuy nhiên, với ví dụ sau đây thì quy định hiện hành sẽ làm nảy sinh vấn đề đƣơng sự có thể lợi dụng để kéo dài thời gian vụ việc, ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của các đƣơng sự khác.
A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với B, tài sản có tranh chấp là căn nhà 3 tầng đứng tên A. Trong quá trình giải quyết vụ án A cho rằng đây là tài sản riêng của A, đƣợc bố mẹ tặng cho sau khi kết hôn. Tại phiên tòa sơ thẩm, sau khi chuẩn bị kết thúc phần hỏi, B mới xuất trình cho Hội đồng xét xử bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng với nội dung A đồng ý nhập căn nhà nêu trên vào khối tài sản chung của vợ chồng. A không chấp nhận nội dung bản thỏa thuận và cho rằng chữ ký trong bản thỏa thuận do B mới xuất trình không phải là của A. Trong trƣờng hợp này Kết luận giám định sẽ là chứng cứ khoa học để chứng minh ý chí của A qua việc xác định chữ ký. Tuy nhiên, không có cơ sở pháp lý để Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa vì:
Khi có ngƣời tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định đƣợc công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lai, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trƣờng hợp này thì Hội đồng xét xử mới quyết định hoãn phiên tòa [17, khoản 4, Điều 230].
Còn trƣờng hợp này là cần trƣng cầu giám định mới.
Tòa án chỉ có thể căn cứ vào Điều 197 BLTTDS: "Trong trƣờng hợp đặc biệt do Bộ luật này quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm
ngày làm việc. Hết thời hạn tam ngừng, việc xét xử vụ án đƣợc tiếp tục" [17]. Nhƣng việc tạm ngừng phiên tòa trong 5 ngày thì không thể đủ thời gian để Tòa án tiến hành trƣng cầu giám định chữ ký. Trong trƣờng hợp này phải hiểu việc thu thập chứng cứ còn thiếu là nghĩa vụ của đƣơng sự hay Tòa án?
- Quy định về quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT hiện nay chƣa phù hợp:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là công cụ quan trọng để Tòa án giải quyết VADS, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. BPKCTT đƣợc quy định từ Điều 99 đến Điều 126 BLTTDS. Với những quy định này, BLTTDS đã có nhiều điểm mới so với quy định của PLTTGQCVADS về BPKCTT, nhƣ bổ sung các biện pháp mới, mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng, thời điểm áp dụng, trình tự thủ tục áp dụng … Tuy nhiên, quy định về áp dụng BPKCTT trong BLTTDS còn có điểm bất cập, chƣa phù hợp, dẫn đến số lƣợng vụ việc đƣợc Tòa án áp dụng BPKCTT trên thực tế rất ít.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS thì: Trong quá trình giải quyết vụ án, đƣơng sự… có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT… Nhƣ vậy, có thể hiểu đƣơng sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKCTT nếu họ khởi kiện VADS. Trong khi đó, trên thực tế có trƣờng hợp đƣơng sự chỉ muốn yêu cầu Tòa án áp dụng ngay một BPKCTT để bảo toàn tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện hoặc sau đó họ tự giải quyết đƣợc tranh chấp nên không khởi kiện. Tuy nhiên, với quy định tại Điều 99 BLTTDS thì để đƣợc Tòa án chấp nhận ra quyết định áp dụng BPKCTT thì đƣơng sự phải khởi kiện, kể cả trƣờng hợp họ không muốn.
Mặt khác, xét về bản chất thì việc áp dụng BPKCTT là giải quyết nhu cầu cấp bách của đƣơng sự, ngăn chặn đƣợc những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung VADS thì việc áp dụng BPKCTT càng sớm càng
đảm bảo quyền lợi chính đáng của đƣơng sự và đảm bảo cho việc giải quyết VADS của Tòa án chính xác.
Hơn nữa, nếu việc áp dụng BPKCTT nhằm bảo vệ bằng chứng thì không nhất thiết phải đi kèm với việc khởi kiện vì so sánh với việc thu thập chứng cứ thì hoàn toàn có thể thực hiện trƣớc khi khởi kiện. Vì vậy, ở khía cạnh này việc áp dụng BPKCTT có thể đƣợc xem là biện pháp phục vụ việc khởi kiện hoặc có thể đứng độc lập nhằm giúp đƣơng sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Nhìn chung pháp luật TTDS của các nƣớc trên thế giới đều quy định cho phép đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT từ trƣớc khi khởi kiện và độc lập với việc khởi kiện VADS. Điều này đƣợc thể hiện trong quy định tại Điều 93, 96, 98 của luật TTDS Trung Quốc: buộc trách nhiệm của ngƣời yêu cầu là phải có tài sản bảo đảm và bồi thƣờng những tổn thất nếu gây ra thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng. Quy định cho ngƣời chƣa có tƣ cách tố tụng do VADS chƣa đƣợc khởi tố, đƣợc làm đơn xin Tòa án ra tài định áp dụng những biện pháp bảo toàn tài sản, khẩn cấp tạm thời.
Nếu pháp luật TTDS cho phép đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trƣớc khi khởi kiện thì số lƣợng VADS mà Tòa án phải giải quyết có thể giảm vì sau khi áp dụng BPKCTT tranh chấp có thể đã đƣợc giải quyết mà không cần khởi kiện nữa.
- Thực tiễn áp dụng quy định về tống đạt văn bản tố tụng do Tòa án tiến hành có vƣớng mắc, bất cập:
Đối với việc tống đạt qua đƣờng bƣu điện, do BLTTDS không quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành nên thực tiễn các Tòa án gặp nhiều khó khăn. Việc tống đạt qua đƣờng bƣu điện có 02 hình thức: tống đạt thƣờng và chuyển phát nhanh. Trong mỗi hình thức đƣợc chia ra 02 cách thức là không hồi báo và có hồi báo. Tuy nhiên, các văn bản thể hiện việc chuyển giao giữa Tòa án và bƣu điện không có phần nội dung để Tòa án có thể ghi số hiệu,
ngày tháng ban hành văn bản cũng nhƣ ghi thời gian triệu tập, mời đƣơng sự, ngƣời tham gia tố tụng khác và càng không có mục nhân viên bƣu điện phải giao tận tay cho ngƣời đƣợc tống đạt. Hơn nữa, việc tống đạt thƣờng đƣợc chuyển qua nhiều đầu mối nên ngƣời giao tận tay cho ngƣời đƣợc tống đạt văn bản tố tụng không phải là ngƣời nhận văn bản từ cán bộ Tòa án ban đầu. Dẫn đến trƣờng hợp ngƣời khác nhận thay nhƣng nhân viên bƣu điện không ghi rõ ngƣời nhận là ai, quan hệ nhƣ thế nào với ngƣời đƣợc tống đạt. Do đó, khi đến thời gian hòa giải, đối chất, xét xử… nếu đƣơng sự đƣợc triệu tập không đến thì rất khó đảm bảo thủ tục tống đạt của Tòa án có hợp lệ hay không.
Mặt khác, Điều 154 BLTTDS chỉ quy định việc niêm yết văn bản tố tụng cho cá nhân mà không đề cập đến việc niêm yết văn bản tố tụng cho cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, việc không tiến hành thủ tục niêm yết cho cơ quan, tổ chức sẽ gây ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích của chính cơ quan, tổ chức đó vì họ không biết Tòa án đang giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ ĐƢƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đƣơng sự trong VADS trên đây cho thấy việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về đƣơng sự trong VADS là một yêu cầu cấp thiết. Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả xin mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị sau đây góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về đƣơng sự trong VADS.